BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 117

điểm hướng chầu về một cách tự nhiên của con cháu các lãnh chúa địa
phương, hành động giống như cha ông họ trước kia.

Tất nhiên vì lấy từ khuôn mẫu Trung Hoa nên sự thăng trầm trong

các triều đại đầu tiên này vẫn mang dáng dấp các triều đại phương Đông
nhưng không phải là không có những dạng hình chi tiết khác. Sử quan Việt
ghi những lần tha tô thuế của Lí, có lúc liên tục đến ba năm, như với ý
nghĩa là ân sủng của đấng quân vương ở một triều đình Hán, mà không
thấy thắc mắc rằng vua lấy đâu ra của cải để điều hành việc nước, ít ra là
phát lúa cho lính ăn chống đỡ cho dòng họ, triều đình. Chỉ có thể hiểu là Lí
điều hành việc “nước” bằng tiền của của mình là chính, và lúc nào cần tỏ ra
rộng rãi thì không lấy thuế nơi các lãnh chúa nhỏ kia mà gọi là “tha tô
thuế.” Họ chỉ (đủ sức) ban phát ân huệ trong dịp đặc biệt cần thiết như phát
tiền Minh đạo trước khi đi đánh Chàm mà không phát lúc lần đầu đúc tiền
này (1042). Lối sống liên minh ban phát có thứ bực đó là điều kiện tồn tại
cho dòng họ Lí trong tình thế mở rộng cánh tay quyền lực trên đất cựu
thuộc địa.

Các hoàng đế điền chủ củng cố và khuếch

trương quyền lực

Như đã thấy, những đổi thay “theo Tống” trong triều Lê đã làm yếu

sức quan niệm phục tùng thủ lãnh kiểu kurung

mà đã giúp chuyển sang

một ý thức về quân quyền càng tăng tiến khi Lí dời về Thăng Long. Tuy
nhiên dù là hoàng đế trong một quyền bính mang tính chất quân chủ
phương Đông, người cầm đầu ở đây vẫn phải là một thủ lĩnh mạnh như các
đời Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông cho thấy còn mang dáng dấp của quá
khứ. Dấu hiệu vũ dũng của Thái Tổ thể hiện nơi con thần mã Bạch Long,
của Thái Tông nơi cái thuẫn lay động đòi hỏi ra quân, và của Thánh Tông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.