trong mà trách nhiệm lại quy về mình. Trong quá khứ, các vua Trung Hoa
đã từng nhắn bảo trừng trị mà không được. Cho nên nhắm vào Chiêm
Thành trên đường ra hải đảo, Hốt Tất Liệt không phải chỉ chiếm đất mà còn
là để bảo vệ một vùng an ninh rộng lớn hơn. Đăt riêng một hành tỉnh
Chiêm Thành cuối năm 1281 là chứng tỏ mối quan tâm của Hốt Tất Liệt ở
vùng này, cho nên khi Toa Đô mắc kẹt ở Vijaya thì việc mượn đường đánh
Chiêm của Nguyên không phải chỉ là lời nói dối với Đại Việt.
Sự khéo léo ứng biến với tình thế ngặt nghèo đã dẫn đến thành công
nhưng cũng do biến động xảy ra đúng vào dịp Chiêm Thành đang ở trong
một tình thế sáng sủa. Tuy vẫn còn những tranh chấp bên trong hoặc giữa
các cá nhân, hoặc các tộc đoàn nhưng Vijaya đã tỏ ra là điểm tập trung
quyền lực cao nhất của những ai ngự trị nơi ấy. Sứ đi Đại Việt, đi Trung
Quốc từ Vijaya là với tên Chiêm Thành đại diện cho toàn bộ đất nước đối
với bên ngoài. Kinh đô được Nguyên sử
của nhà nước ghi là Đại Châu, ý
nghĩa cao hơn danh xưng Tân Châu của Triệu Nhữ Quát (
Chư phiên chí
1225.) Lối vào kinh đô mang tên của nước: Chiêm Thành cảng, là Sri
Banoi hay Vinaya của bản xứ, Thi Lị Bì Nại thời Lí, Tì Ni thời Trần, cửa
Nước Mặn thời chúa Nguyễn và Kẻ Thử / Cách Thử của dân chúng. Trong
những lần cho sứ sang Nguyên cầu thân, cống voi, né tránh va chạm trực
tiếp, Indravarman V (1266-1285?) cho thấy danh hiệu mình là “vị chúa tể
của đất đai rộng lớn… vua của Champa” (1280). Gọi là “đất đai rộng lớn”
hẳn vì ngoài quyền hành trên các đồng bằng, Chiêm Thành đã lấn sâu vào
trong nội địa với châu Thượng nguyên, có dân “mọi” Kiratas, chứng cớ nơi
một số tháp Chàm Yang Prong, Yang Mum còn thấy ngày nay.
Với vị trí cần thiết của Chiêm Thành trong toan tính chiến lược của
Hốt Tất Liệt như thế nên Nguyên không cần đề cập đến chức vụ Đạt Lỗ
Hoa Xích như với Đại Việt mà đòi thẳng vua Chiêm sang chầu và buộc
cung cấp lương thực cho đoàn quân dự định đánh vùng hải đảo (đầu 1282.)
Tất nhiên là chiến tranh phải xảy ra. Giữa năm 1282, Toa Đô được cấp
5000 quân, 100 hải thuyền, 250 chiến thuyền chuẩn bị viễn chinh. Nguyên
cũng sai sứ sang Đại Việt đòi mượn đường chuyển quân, buộc cung cấp