Bệnh đái đường được chia thành hai loại: loại thứ nhất là do dừng bài tiết
insulin (IDDM), loại thứ hai là do insulin có bài tiết nhưng không đủ hoặc
không có đủ tác dụng (NIDDM), còn một số ít các trường hợp mắc bệnh là
do các nguyên nhân khác gây ra.
NIDDM
Có đến 95% người mắc bệnh đái đường thuộc loại này, bởi vì, những
người mắc bệnh đái đường do yếu tố di truyền, nếu lại có thêm các nhân tố
khác ảnh hưởng như: ăn uống quá mức, béo phì, vận động không đủ lượng,
áp lực tinh thần quá lớn… thì sẽ làm cho chức năng của đảo dịch tụy dần
dần giảm sút, độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin cũng giảm xuống,
cuối cùng dẫn đến bệnh đái đường. Do những người mắc bệnh thuộc loại
này đa phần đều ở độ tuổi trung niên và người già nên còn được gọi là bệnh
đái đường kiểu người trưởng thành. Tuy nhiên, những năm gần đây, số
bệnh nhân mắc bệnh đái đường là thanh niên và trẻ nhỏ có chiều hướng gia
tăng.
IDDM
Bệnh đái đường thuộc loại này thường xuất hiện đột ngột, thường gặp ở
trẻ em và thanh niên. Do một nguyên nhân nào đó mà chức năng của tế bào
đảo dịch tụy gặp trở ngại, làm dừng việc bài tiết insulin, kết quả là lượng
đường trong máu tăng cao đột ngột. Sau khi xuất hiện tình trạng này, nếu
không kịp thời áp dụng các biện pháp xử lí sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê,
thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gặp trở ngại của tế bào đảo dịch tụy có
thể là do nhiễm vi rút hoặc phản ứng miễn dịch của cơ thể xuất hiện tình
trạng khác thường.