BẠN CHÍNH LÀ BÁC SỸ TỐT NHẤT CỦA MÌNH - Trang 56

Ngoài ra, lượng đường lưu trong cơ thể không thể chuyển hóa thành

năng lượng, bởi vậy, sẽ có cảm giác đói bụng, sẽ ăn nhiều lên, nhưng kết
quả chỉ là lượng đường trong máu tăng cao, lại không thấy béo lên, ngược
lại trọng lượng cơ thể lại giảm đi. Tình trạng đó là do cơ thể không thể tạo
ra đủ năng lượng gây nên bởi vậy, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

Khi bệnh tiến triển xấu đi, sẽ xuất hiện những trở ngại về hệ thần kinh

như: tê chân tay, đau chân tay, chuột rút bắp chân, khi đứng bị chuột rút…
nếu không tích cực điều trị còn có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn
như mờ mắt, yếu thận…

Những người bệnh thuộc loại IDDM khi mắc bệnh thường có các biểu

hiện bệnh lí như: đột nhiên khát nước, chán ăn, nôn ọe, đau bụng, mệt mỏi,
thậm chí đột nhiên hôn mê, phải điều trị tiêm insulin ngay.

BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG Ở TRẺ EM

- Bệnh đái đường ở trẻ em không giống với người lớn, thường là loại

IDDM, trung bình cứ 5000 trẻ em mới có 1 em mắc bệnh.

- Khi trẻ phát bệnh, đa phần thường có những biểu hiện tự giác như: khát

nước, đi tiểu nhiều lần… đôi khi có thể đái dầm. Nếu không điều trị, cân
nặng sẽ giảm, nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.

- Bệnh đái đường loại IDDM ở trẻ em cần phải điều trị bằng tiêm insulin,

chỉ cần duy trì cách điều trị này, trẻ có thể sống bình thường như những trẻ
em khác. Nên nói cho trẻ biết điều đó, giải tỏa những lo lắng về tâm lí cho
trẻ. Ngoài ra, ngoại trừ trẻ quá béo, bằng không không cần khống chế
nghiêm ngặt nhiệt lượng như người lớn, cần phải để cho trẻ có đầy đủ dinh
dưỡng.

Những năm gần đây, tỉ lệ bệnh đái đường loại IDDM ở trẻ em có chiều

hướng gia tăng, bởi vậy, ngoài việc chú ý đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng
của trẻ, cũng nên tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động cho trẻ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.