Một cách khác để kiểm tra là phương pháp OGTT. Phương pháp này có
thể chẩn đoán chính xác hơn nữa bệnh đái đường. Phương pháp này được
tiến hành như sau: buổi sáng trước khi ăn, pha 75g đường glucô với 250 –
300ml nước, rồi uống, sau 2 tiếng kiểm tra lượng đường máu ở tĩnh mạch.
Nếu lượng đường trong máu ở mức 200mg/phút trở lên có thể chẩn đoán là
bệnh đái đường, những người ở mức > 139mg/phút được coi là bình
thường, 140 – 199mg/phút được coi là bất thường. (IGT)
KIỂM TRA SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ
INSULIN TRONG MÁU
Những người mắc bệnh đái đường ở mức độ nhẹ, sau khi uống 1 cốc
nước đường glucô khoảng 30 phút có thể thấy tốc độ tăng insulin trong
máu chậm hơn so với người bình thường. Nếu sự bài tiết insulin không có
gì bất thường nhưng lượng đường trong máu vẫn tăng cao thì nên cân nhắc
xem liệu có phải mình đã mắc về gan hoặc tuyến giáp hay không.
Bệnh đái đường sẽ kéo theo nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác.
BỆNH VỀ THẦN KINH
Khi xuất hiện các triệu chứng như tê chân tay, đầu ngón chân lạnh, đau…
đó có thể là bệnh biến thần kinh liên quan đến bệnh đái đường. Đây là triệu
chứng thần kinh, cảm giác xuất hiện trở ngại, đặc trưng của nó là xuất hiện
đều cả bên trái bên phải, cảm giác mạnh nhất là vào ban đêm.
Vào giai đoạn đầu, chỉ cần khống chế lượng đường trong máu là có thể
ổn định được tình trạng bệnh, nhưng nếu cứ để vậy mà không chú ý đến
tình trạng bệnh thì bệnh sẽ phát triển đến mức đau không ngủ được cả đêm.
Nếu bệnh phát triển đến mức độ đó mà vẫn không tiến hành điều trị thì khi
bạn bị đứt chân tay hoặc bị bỏng sẽ không còn có cảm giác đau, nếu như để
bệnh phát triển đến mức này thì quả là rất phiền phức. Bệnh đái đường rất