bệnh thận do đái đường gây ra, trong nước tiểu được thải ra ngoài có thể
kiểm tra thấy sự tăng lên của protein, căn cứ vào đó có thể phát hiện được
bệnh ở giai đoạn đầu.
XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH
Sau khi mắc bệnh đái đường, do insulin không phát huy đủ tác dụng, làm
cho quá trình trao đổi mỡ trở nên không bình thường, dẫn đến tình trạng
mỡ trong máu cao. Những người có lượng đường trong máu cao, máu rất
dễ đông, bởi vậy những người mắc bệnh đái đường rất dễ bị xơ cứng động
mạch. Sau khi bị xơ cứng động mạch rất dễ bị mắc các bệnh gây nguy hiểm
đến tính mạng như não trung phong…
Vận dụng tất cả các liệu pháp điều trị để khống chế lượng đường trong
máu, phòng tránh các bệnh phát sinh do đái đường.
Trọng điểm của việc điều trị bệnh đái đường là khống chế lượng đường
trong máu, để phòng tránh việc phát sinh các bệnh kéo theo. Sau khi mắc
bệnh đái đường sẽ rất khó điều trị tận gốc, bởi vậy, phải có biện pháp để
sống chung với nó.
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh đái đường loại NIDDM là
liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động và liệu pháp dùng thuốc. Đặc biệt, ở
giai đoạn đầu của bệnh đái đường, nếu kiểm soát chế độ ăn uống kết hợp
với thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động ở mức độ thích hợp… thì có thể
đạt được mục đích trị liệu, thậm chí không cần phải dùng thuốc.
Đối với loại IDDM thì phải tiêm insulin. Do ngày nào cũng phải tiêm
nên phải áp dụng phương pháp tự mình tiêm. Mỗi người dùng thuốc không
giống nhau, lượng thuốc, số lần tiêm, và thời gian… đều phải dựa vào chỉ
dẫn của bác sỹ, phải tuân theo một cách nghiêm túc. Hiện nay, giới y học
đang tích cực phát triển phương pháp không phải tiêm thuốc hàng ngày.
Bước đầu tiên để điều trị bệnh đái đường là liệu pháp ăn uống. Liệu pháp
ăn uống khác với hạn chế ăn uống, trong quá trình điều trị, không phải