kiêng ăn món gì, quan trọng là phải chú ý cân bằng dinh dưỡng và năng
lượng đưa vào cơ thể.
Thỏa thuận cùng bác sỹ rồi quyết định lượng nhiệt lượng cần thiết cho 1
ngày, tùy vào độ tuổi, giới tính, mức độ béo, gầy, nghề nghiệp mà nhiệt
lượng cần thiết sẽ khác nhau, nhất là đối với trẻ em đang trong giai đoạn
phát triển càng phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng.
Thứ hai, phải chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng, thành phần dinh
dưỡng lí tưởng nhất là đường chiếm 60%, protein chiếm từ 15% – 20%,
chất béo chiếm từ 20% - 25%.
Đường không chỉ đường cát, những thực phẩm như bột mì, kẹo… có thể
tiêu hóa thành đường glucô trong cơ thể đều được tính là đường. Các đồ ăn
như cơm, bánh mì, các loại mì, các loại khoai, các loại đỗ, bí đỏ, hoa quả…
đều có chứa đường.
Protein không thể tích trữ được trong cơ thể, nếu ăn quá nhiều sẽ biến
thành mỡ tích lại trong cơ thể, bởi vậy, mỗi ngày chỉ nên ăn một lượng vừa
đủ.
Chất béo chia thành axít béo no và axít béo không no, ăn quá nhiều
những thức ăn có chứa nhiều axít béo no như những thức ăn có nhiều bơ và
thịt là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xơ cứng động mạch. Bởi vậy nên
ăn ít những thức ăn loại này.
Ngoài ra, nên chú ý đến việc cân bằng các chất như vitamin, khoáng
chất, chất xơ… ngoài các loại rau xanh, nên ăn nhiều hải đới, các loại đậu,
hoa quả… Chất xơ có tác dụng làm chậm sự hấp thụ đường của ruột, rất có
lợi cho việc điều trị bệnh đái đường. Tốt nhất nên lên kế hoạch chi tiết về
số bữa ăn và lượng ăn trong mỗi bữa, món điểm tâm và rượu cũng phải tính
vào trong tổng nhiệt lượng cần cho một ngày.
LIỆU PHÁP VẬN ĐỘNG