BẠN CHÍNH LÀ BÁC SỸ TỐT NHẤT CỦA MÌNH - Trang 63

Những phụ nữ mắc bệnh đái đường vẫn có thể sinh đẻ như những người

bình thường, tuy nhiên, trước khi có thai phải bắt đầu theo dõi lượng đường
trong máu một cách nghiêm ngặt dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Những người đang dùng thuốc uống, khi có thai nên chuyển sang thuốc

tiêm, bởi vì, thuốc uống có thể đi qua nhau thai, thuốc tiêm thì không.

Khi mang thai, ngoài việc kiểm tra nước tiểu định kỳ, kiểm tra máu và

võng mạc, trọng lượng cơ thể chỉ nên tăng 8kg, không được vượt quá 10kg.
Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ dễ tăng
cao, bởi vậy, việc khống chế thể trọng là hết sức quan trọng.

Có một số người, khi mang thai mới bị mắc bệnh tiểu đường, gọi là bệnh

đái đường thai sản. Đái đường thai sản đa phần sẽ khỏi sau khi sinh nhưng
nếu không chú ý đến thói quen sinh hoạt thì sau khi bước vào tuổi trung
niên, nguy cơ mắc bệnh đái đường là rất cao.

CẤP CỨU HÔN MÊ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG

Những người mắc bệnh đái đường nếu bình thường không chú ý sinh

hoạt và dùng thuốc có quy luật thì tình trạng bệnh có khả năng đột ngột xấu
đi, nghiêm trọng nhất là hôn mê. Khi xuất hiện tình trạng này phải xử lí
ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bình thường, người bệnh và
người nhà cần phải chú ý đến những triệu chứng đột ngột xuất hiện, kịp
thời áp dụng các biện pháp đúng đắn. Nguyên nhân dẫn đến hôn mê được
chia thành hai loại: hôn mê do lượng đường trong máu cao và hôn mê do
lượng đường trong máu thấp (hay còn gọi là hạ đường huyết).

HÔN MÊ DO LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG
MÁU CAO

Bệnh đái đường khi phát triển đến một mức độ nhất định, bắt buộc phải

uống thuốc hạ đường và tiêm insulin, nếu ngừng dùng thuốc một cách tùy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.