BẠN CHÍNH LÀ BÁC SỸ TỐT NHẤT CỦA MÌNH - Trang 62

Là một liệu pháp không thể thiếu trong điều trị bệnh đái đường. Khi vận

động, cơ thể sẽ tiêu hao năng lượng, nhất là vận động với một mức thích
hợp sẽ làm tiêu hao lượng đường tích trữ trong cơ thể trước tiên, sau đó
mới đến đường glucô trong máu. Có nghĩa là vận động có thể làm giảm
lượng đường trong máu.

Nhưng khi vận động quá mạnh, gan sẽ tiết ra đường để bổ sung, bởi vậy,

sau khi vận động mạnh, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Hơn nữa, căn
cứ vào tình hình bệnh hoặc các bệnh kéo theo, vận động quá sức đôi khi có
thể làm cho bệnh càng trở nên nặng hơn. Bởi vậy, liệu pháp vận động nên
tiến hành phù hợp theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Phương pháp vận động đơn giản nhất là đi bộ. Đi bộ hơi nhanh một chút

để có thể ra mồ hôi là tốt nhất. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 20 – 30 phút, tốc
độ đi khoảng 80m/phút là thích hợp.

Ngoài ra, khi tập thể thao, bơi lội hoặc chạy chậm, chỉ cần chú ý không

nên tập quá mức, sẽ có ích cho các bệnh nhân mắc bệnh đái đường. Theo
tiêu chuẩn thì mạch đập trên 100 lần/phút, số lần đập nhiều nhất trong 1
phút không được vượt quá. Ví dụ 180 lần/phút bạn 40 tuổi, mạch đập
không được vượt quá 140 lần/phút

LIỆU PHÁP DÙNG THUỐC

Bệnh đái đường loại NIDDM khi không thể khống chế lượng đường

trong máu bằng liệu pháp vận động hoặc liệu pháp ăn uống thì phải áp
dụng liệu pháp khống chế bằng thuốc. Thuốc gồm hai loại: thuốc uống để
giảm đường và thuốc tiêm insulin, nhưng cho dù là loại nào thì đều phải kết
hợp với liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động.

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ BỆNH ĐÁI
ĐƯỜNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.