BÉO PHÌ VÀ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG
- Ăn quá nhiều và vận động ít sẽ dễ dẫn đến béo phì, có thể gây ra bệnh
đái đường. Bản thân béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến bệnh đái đường.
- Nguyên nhân chính dẫn đến béo phì là năng lượng quá thừa, tế bào mỡ
dưới da của những người béo phì sẽ tích lũy mỡ một cách nhanh chóng, tế
bào trở nên béo và to, lượng insulin mà các tế bào mỡ này hấp thụ sẽ giảm
đi, làm cho insulin không thể phát huy hết tác dụng, từ đó dẫn đến bệnh đái
đường.
- Đối với bệnh béo phì, ngoài kiểu mỡ dưới da tăng lên còn có kiểu mỡ
trong nội tạng, tức là chỉ trạng thái các cơ quan nội tạng bị mỡ bao bọc,
những người béo phì sau tuổi trung niên đa phần đều thuộc loại này, hiệu
ứng sinh lí của insulin đều giảm thấp.
TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH
ĐÁI ĐƯỜNG LÀ “3 NHIỀU 1 ÍT”.
Bệnh đái đường thuộc kiểu NIDDM thường không có triệu chứng rõ rệt,
bởi vậy, người bệnh ở giai đoạn đầu đa phần không cảm nhận được mình
mắc bệnh, tuy nhiên, sau khi bệnh tiến triển đến một mức độ nhất định, các
triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện. Triệu chứng điển hình là “3 nhiều 1 ít”,
tức là, đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, ăn nhiều và thể trọng giảm.
Đầu tiên, lượng nước tiểu sẽ tăng lên, số lần đi tiểu cũng tăng lên, cảm
giác luôn thấy khát nước, uống nhiều nước. Khi lượng đường trong máu
tăng lên, lực thẩm thấu máu cũng theo đó tăng lên, lượng nước có trong các
tế bào bên trong cơ thể sẽ chạy vào trong mạch máu, quá trình trao đổi
nước tiểu sẽ bị ảnh hưởng, sản sinh ra một lượng lớn nước tiểu, từ đó dẫn
đến triệu chứng mất nước.