động vật, được chia thành hai loại: chất xơ không dễ tan trong nước và chất
xơ dễ tan trong nước.
Thức ăn có chất xơ qua miệng vào trong cơ thể, giống như các chất dinh
dưỡng khác, nhưng nó đi qua các cơ quan tiêu hóa như thực quản, dạ dày,
ruột mà vẫn không bị tiêu hóa hấp thu, cuối cùng trở thành thành phần
chính của phân, thải ra bên ngoài cơ thể.
Rất nhiều người cho rằng, thức ăn có chứa chất xơ trong dinh dưỡng gần
đây mới được chú ý đến. Trên thực tế, thời đại Hi Lạp cổ đại, ở thế kỷ thứ 4
TCN, đã biết rằng bánh mì có đường mạch nha có thể phòng tránh được
bệnh táo bón.
Nói thì như vậy nhưng sự quan tâm của con người đến mối quan hệ giữa
thức ăn và chất xơ thì mấy chục năm gần đây mới bắt đầu.
Trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai, đoàn bác sỹ người Anh đến hoạt
động ở khu vực thuộc địa Châu Phi đã phát hiện ra biểu hiện bệnh của
người Châu Phi khác với người Châu Âu, từ đó họ bắt đầu quan tâm đến
thức ăn có chứa chất xơ.
Khi đó, tỉ lệ người mắc bệnh táo bón, xơ cứng động mạch, đái đường,
ung thư đại tràng… ở Châu Âu tăng cao, nhưng ở Châu Phi lại rất ít người
mắc các chứng bệnh đó. Các bác sỹ cho rằng, sự khác biệt này không phải
bắt nguồn từ yếu tố môi trường hay di truyền, mà là sự khác biệt trong thói
quen ăn uống, đặc biệt là sự khác biệt về lượng thức ăn chứa chất xơ được
đưa vào cơ thể.
Năm 1971, có người chỉ ra rằng, những người ít ăn những thức ăn có
chứa chất xơ sẽ dễ mắc bệnh ung thư đại tràng. Thế là con người bắt đầu
quan tâm hơn đến các loại thức ăn có chứa chất xơ.
Người phương Đông cũng như vậy, đến giai đoạn cuối của những năm
60 của thế kỷ XX, lượng thực phẩm có xuất xứ từ động vật và mỡ được đưa
vào cơ thể ngày càng tăng lên, lượng thực phẩm có xuất xứ từ thực vật và
động vật có vỏ được đưa vào cơ thể theo đó mà giảm đi.