BẠN CHÍNH LÀ BÁC SỸ TỐT NHẤT CỦA MÌNH - Trang 76

Ngoài ra, dùng nồi sắt để nấu thức ăn cũng có lợi cho việc phòng tránh
thiếu sắt.

Axít folic và vitamin B12 cũng là những khoáng chất không thể thiếu

trong quá trình tạo máu. Rau tươi, hoa quả, các loại dưa, các loại đậu và các
thức ăn có nguồn gốc từ thịt chứa rất nhiều axít folic, trong nội tạng động
vật cũng chứa rất nhiều vitamin B12 nhưng nếu nấu ở nhiệt độ quá cao có
thể làm mất trên 50% axít folic và 10 - 30% vitamin B12. Bởi vậy, phải vừa
chú ý đến việc đa dạng hóa đồ ăn thức uống, lại phải chú ý cả kỹ năng chế
biến, tránh nấu quá chín thức ăn.

Đồng thời, phải bảo vệ tốt “nhà máy sản xuất máu”. Có rất nhiều yếu tố

mang tính hóa học hoặc vật lí có thể làm tổn thương tủy xương, bởi vậy,
nên nghiêm túc tuân thủ các phương pháp bảo vệ, tuân thủ quy trình thao
tác, đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc có hại cho chức năng tạo
máu và tránh chụp chiếu X quang nếu không thực sự cần thiết.

Mất máu cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, bởi vậy, đối với những

triệu chứng chảy máu do bệnh lí như: trĩ, kinh nguyệt không đều, ung thư
tử cung… gây ra, phải tiến hành điều trị tích cực.

Hỏi: Trẻ sơ sinh nếu chỉ uống sữa bò sẽ dễ bị thiếu máu, có đúng
như vậy không?

Đáp: Đúng. Trẻ em khi mới sinh có một lượng sắt nhất định lấy từ cơ thể

mẹ, nhưng từ 4 – 6 tháng sau, số lượng sắt đó sẽ được dùng hết, cần phải
bổ sung lượng sắt qua thức ăn. Nhưng sữa bò bán trên thị trường, mỗi 1lít
chỉ chứa 0.5 – 2.0mg sắt, mà một đứa trẻ 1 tuổi mỗi ngày cần hấp thụ 6mg
sắt.

Lượng sắt có trong sữa bò chỉ bằng 1/3 lượng sắt có trong sữa mẹ, tỉ lệ

hấp thụ sắt trong sữa mẹ có thể đạt trên 50% nhưng tỉ lệ hấp thụ sắt trong
sữa bò chỉ đạt 10%. Hơn nữa, hàm lượng canxi, phốt pho, kali trong sữa bò
rất cao, những khoáng chất này đều gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
sắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.