thường, khi lượng xương mất đi khoảng 30% trở lên thì mới phát hiện
được.
Do hiện tượng loãng xương chủ yếu là do lượng khoáng chất trong
xương bị giảm đi, mật độ chất xương hạ thấp, bởi vậy, các phương pháp và
các thiết bị kiểm tra mới được chế tạo ra. Trong những năm gần đây, có thể
kiểm tra cả về tính chất và số lượng mật độ chất xương và độ cứng chắc
của xương, trở thành những căn cứ khách quan quan trọng trong việc chẩn
đoán bệnh loãng xương. Một số phương pháp thường gặp là phương pháp
xác định bằng việc hấp thụ quang tử đơn (SPA), phương pháp này đơn
giản, giá rẻ nhưng kết quả đạt được chưa ở mức lí tưởng; Phương pháp xác
định bằng việc hấp thụ tia X quang song năng (DXA) để kiểm tra hàm
lượng khoáng chất (BMC), diện tích (AREA), mật độ xương (BMD).
Phương pháp này khá chính xác, ít nguy hiểm đối với cơ thể người;
Phương pháp định lượng CT (QCT), phương pháp này không được chính
xác, người kiểm tra lại phải tiếp nhận lượng tia X quang khá lớn nên không
được dùng phổ biến; Phương pháp sóng siêu âm (USA), có thể xác định
được mật độ xương và độ rắn chắc của xương. Phương pháp này đơn giản,
an toàn, giá rẻ.
Tự kiểm tra mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương
1. Rất ít khi uống sữa
Có
Không
2. Rất ít khi dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomát
Có
Không
3. Thường xuyên không ăn sáng
Có
Không