tăng gánh nặng kinh tế mà còn hạn chế một cách nghiêm trọng hoạt động
của người bệnh, thậm chí là rút ngắn cuộc sống của họ.
Hiện tượng gãy xương do mắc bệnh loãng xương thường gặp ở người trẻ
là gãy xương cổ tay, ở người già là gãy xương đùi và đốt sống eo. Thông
thường, lượng xương mất đi khoảng trên 20% thì sẽ xuất hiện hiện tượng
gãy xương. 20 – 50% bệnh nhân khi gãy xương không có triệu chứng gì rõ
rệt.
CHỨC NĂNG HÔ HẤP SUY GIẢM
Cột sống phần ngực và eo bị ép cong, làm cho cột sống bị cong về phía
sau, lồng ngực biến dạng, hoạt động của phổi giảm sút rõ rệt, dẫn đến chức
năng của phổi suy giảm, những người mắc bệnh nặng có thể xuất hiện các
hiện tượng như tức ngực, thở gấp, khó thở…
ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG LÀ CÁCH CHẨN
ĐOÁN QUAN TRỌNG
Việc kiểm tra bệnh loãng xương được tiến hành ở khoa xương, phụ nữ
cũng có thể kiểm tra ở phụ khoa. Nội dung kiểm tra có thể có một số điểm
khác nhau tùy vào từng nơi kiểm tra nhưng nhìn chung gồm có: kiểm tra
chế độ ăn uống, kiểm tra đơn vị hoocmon, đơn vị hồng cầu, chức năng gan,
thận, hàm lượng canxi và phốt pho trong máu, kiểm tra nước tiểu, chụp X
quang, kiểm tra xương, kiểm tra sức khỏe…
Chụp X quang là phương pháp kiểm tra bệnh loãng xương dễ và khá phổ
biến, trước đây thường xuyên được áp dụng, hiện nay ở một số nơi áp dụng
chuyên sâu, đây vẫn là phương pháp kiểm tra thường gặp để chẩn đoán
bệnh loãng xương. Nhưng phương pháp này chỉ có thể xác định tính chất,
không xác định được lượng, hơn nữa, không xác định được rõ, thông