BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 147

• Khi cần phải phê bình để rút ra bài học, hãy tổ chức một cuộc họp với
toàn nhóm hoặc gặp riêng người bị phê bình và trao đổi cởi mở về những gì
đã xảy ra, lý do tại sao lại như vậy. Hãy vẽ một Bản đồ Tư duy về tình
huống đó để hỗ trợ cho cuộc thảo luận. Bản đồ này bao gồm sáu khía cạnh
của TEFCAS.

1. Thử nghiệm (Trial): Mục tiêu của dự án hoặc nhiệm vụ là gì, và nhóm
hoặc người đó đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ như thế nào?

2. Sự kiện (Event): Kết quả thu được sau khi thực hiện nhiệm vụ là gì?

3. Phản hồi (Feedback): Điều gì đã được thực hiện tốt? Điều gì chưa tốt?
Việc gì có thể làm tốt hơn? Bạn có nên giúp đỡ hoặc đưa ra lời khuyên
nhiều hơn cho nhóm hoặc người đó không?

4. Kiểm tra (Check): Theo bạn, có thể làm gì để cải thiện tình hình? Làm
thế nào đảm bảo những sai lầm đó không lặp lại nữa? Điều gì đã được làm
tốt và nên phát huy? Bạn đã học được gì từ những kinh nghiệm này?

5. Điều chỉnh (Adjust): Làm thế nào để thực hiện những thay đổi cần thiết?
Với tư cách là người lãnh đạo nhóm, bạn có cần giúp đỡ trực tiếp hơn
không?

6. Thành công (Success): Trong tương lai nên tiếp tục làm việc như thế
nào? Mục tiêu mới của dự án là gì? Phần thưởng nếu các thành viên làm
việc thành công là gì?

• Với cách nhìn nhận điểm yếu cũng như điểm mạnh của người hay nhóm
có liên quan, bạn hãy thể hiện rằng mình chú ý toàn diện đến người đó hay
đến cả nhóm và không chỉ để ý vào những điểm chưa tốt trong công việc
của họ. Thái độ này sẽ giúp bạn được kính trọng hơn và bạn sẽ khai thác
được tốt nhất khả năng của nhân viên trong tương lai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.