từ trước cuộc họp sẽ tránh cho bạn tình trạng mọi người mới chuyển sang
vấn đề thứ hai mà cuộc họp chỉ còn năm phút.
2. Giữ cho nội dung luôn đúng hướng. Nếu ai đó có nguy cơ đi ra ngoài rìa
cuộc họp khi vấn đề thỏa luận không thú vị hoặc không thích hợp, hãy nhắc
họ trở lại với vấn đề thảo luận, hoặc chuyển sang vấn đề tiếp theo trong
Bản đồ Tư duy.
3. Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều biết được chương trình cuộc họp đã
được làm bật lên trong Bản đồ Tư duy để họ có sự chuẩn bị. Nếu mọi người
liên tục ra ngoài để tìm những thứ họ cần rồi quay trở lại phòng họp, cuộc
họp sẽ bị ngắt quãng và không có hiệu quả cao. Sự ngắt quãng duy nhất nên
có là giờ giải lao trong một cuộc họp dài (không một cuộc họp nào nên kéo
dài quá một tiếng đồng hồ mà không có một giờ nghỉ ngắn – nếu tiến hành
một cuộc họp dài hơn một giờ đồng hồ, bộ não của những người tham dự
cuộc họp sẽ mệt mỏi và không còn sáng suốt nữa)
4. Nếu đây là một cuộc họp thường xuyên, hãy nhớ mang theo Bản đồ Tư
duy tổng kết cuộc họp trước. Bản đồ Tư duy này giúp tạo ra cấu trúc cho
buổi họp, giúp bạn không bỏ qua vấn đề nào cũng như chỉ ra các cơ hội để
nhìn lại và cải thiện các vấn đề đó.
5. Càng nhiều người càng khó bàn bạc – nếu có người nào không cần thiết
phải tham dự cuộc họp, hãy dành thời gian cho họ làm những công việc
hữu ích hơn. Nhưng nếu bạn không muốn để họ cảm thấy bị tổn thương hay
bị bỏ rơi, bạn phải chỉ cho họ thấy trên Bản đồ Tư duy, họ không cần thiết
phải có mặt trong cuộc họp cụ thể này.
Bản đồ Tư duy có thể biến đổi tất cả những cuộc họp đã từng khiến bạn
chán ngán cũng như những bài thuyết trình từng khiến bạn cảm thấy kinh
hoàng. Bản đồ Tư duy giúp bạn điều khiển những chương trình bạn đặt ra,
giúp công việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Và đây là những điểm
quan trọng mà bạn nên ghi nhớ: