4. Tiếp đến, hãy cân nhắc xem, tại sao bạn viết ra những sản phẩm này. Ví
dụ: với ô tô, xe máy, nếu bạn vẽ ra một vài nhánh phụ khác nữa, mỗi nhánh
đại diện cho kiểu xe, thì hãy suy nghĩ xem tại sao, bạn chọn mua loại xe đó.
Có thể là một người bạn sở hữu một chiếc xe mà bạn đặc biệt ưa thích,
hoặc là gần đây bạn đã từng lái thử mẫu xe này.
5. Lặp lại quá trình này với các nhánh chính khác. Trong nhánh "thức ăn",
có thể là bạn có chế độ ăn kiêng, hay chống dị ứng, do đó bạn rất thích
nhãn hiệu mà bạn chọn lựa. Có thể là bạn có thiện cảm đặc biệt đối với các
sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Với quần áo, đó có thể là một số
những cửa hàng cụ thể mà bạn thích bởi vì bạn thích các kích cỡ đo tại của
hàng, hay đơn giản bởi vì người thợ may của cửa hàng rất hay khen ngợi
ngoại hình của bạn.
Hãy dành thời gian để nghiên cứu những sự lựa chọn đã được thay đổi
trong những năm qua. Tại sao chúng lại bị thay thế và bị thay thế như thế
nào? Đó là sự thay đổi đột ngột hay là sự dịch chuyển dần dần lòng trung
thành của bạn về các loại sản phẩm trong vòng nhiều năm?
Đây là một bài tập hữu ích trong việc giúp bạn hiểu về bản chất của sự thay
đổi, nhìn từ quan điểm của khách hàng. Sự thay đổi có thể rất công khai
hoặc rất nhỏ, bị tác động bởi lời khuyên của bạn bè hay từ phía gia đình.
Hoặc cũng có thể được thấm nhuần từ sự am hiểu rộng lớn hơn trong một
công ty cụ thể.
Học cách sẵn sàng thay đổi
Tất cả các công ty thành công nhất đều luôn cập nhật những tri thức có thể
áp dụng vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Bao gồm:
• Sự phát triển sản phẩm
• Các xu hướng của thị trường