Nội dung hết sức đơn giản, nhưng người nhận thư vô cùng cảm
kích. Cho dù kiến nghị của nhân viên chưa hẳn được thực thi, nhưng
việc được Thứ trưởng trực tiếp viết thư hồi đáp cũng đã phần nào
giải tỏa bức xúc trong họ.
Việc đọc thư hay trả lời thư không chỉ cho thấy ông quan tâm
đến tâm tư của họ mà còn thể hiện thành ý và tấm lòng của chính
ông vậy.
Các nhân viên trong Bộ Ngoại giao đến giờ vẫn truyền nhau câu
chuyện về sức hút của Ban Ki Moon khi ông chỉ cần dành 30 phút
trò chuyện với người đánh giá sai về mình để lấy lại thiện cảm. Khi
được hỏi về triết lý sống của mình, ông đã trả lời rằng, “Tôi luôn
cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và tôn trọng họ.”
Quả thật, trong quá trình tìm hiểu thông tin viết cuốn sách này,
tôi nhận thấy ở ông toát lên tinh thần của một vĩ nhân bẩm sinh.
Vào tháng 7/2006, tại Diễn đàn An ninh Khu vực châu Á Thái Bình
Dương được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ Ngoại giao Hàn
Quốc cùng Mỹ và các nước trong khu vực đã bàn về phương án đối
phó với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Bởi đây là một sự
kiện quan trọng nên phía Hàn Quốc có hàng chục phóng viên cùng
tham gia đưa tin. Vào buổi tối cuối cùng sau một tuần làm việc,
Ban Ki Moon lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã mời các
phóng viên đến dùng bữa cơm tại một nhà hàng Hàn Quốc tại
Malaysia.
Tôi cùng một vài phóng viên khác đã đến muộn vì phải hoàn tất
việc gửi tin tức qua vệ tinh cho khớp giờ phát tin thời sự buổi tối theo
giờ Hàn Quốc. Khi đến nơi, chúng tôi thấy ông đang ngồi trò
chuyện thân mật cùng các phóng viên khác trong chiếc áo sơ mi
ngắn tay và không mang cà vạt. Các phóng viên đến muộn sợ làm
ả
nh hưởng đến mọi người nên chỉ lặng lẽ chào và ngồi vào một góc