374 cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng, và vô số các cuộc họp báo với giới
báo chí. Rõ ràng, trong vai trò Bộ trưởng, Ban Ki Moon đã để lại
những kỷ lục vô tiền khoáng hậu.
Cuộc đời nhiều đau buồn và mất mát của
một nhà ngoại giao
Khi nói về nhà ngoại giao, thường thì ai cũng sẽ liên tưởng đến
hình ảnh một người ăn mặc sang trọng và thường xuyên gặp gỡ các
nhân vật quan trọng trong các bữa tiệc. Nhưng thực tế không phải
vậy. Nhà ngoại giao là chiến binh dùng lời nói làm vũ khí trên chính
trường. Cuộc sống sinh hoạt ở nước ngoài được ví như hành trình của
kẻ lang thang. Họ phải đến những miền đất lạ và phải rời đi khi
vừa tạm thích nghi với nó. Sau vài năm trở lại, đất nước nơi họ sinh
ra lại trở nên lạ lẫm vì những đổi thay. Cho dù có làm việc trong nước
cũng không ngoại lệ. Nghề này đòi hỏi phải làm việc và đi công tác
nước ngoài thường xuyên khiến cho nhà ngoại giao không có nhiều
thời gian dành cho gia đình hay bạn bè. Và những lá thư hay những
cuộc điện thoại là mối dây liên lạc duy nhất với người thân, khiến
họ không khỏi nặng lòng.
Vào tháng 12/1991, Ban Ki Moon đến Bàn Môn Điếm để tham
dự buổi lễ ký kết thỏa thuận “Tuyên ngôn chung về phi hạt nhân
trên bán đảo Triều Tiên” cùng phía Bắc Triều Tiên. Sau sự kiện
ngày 25/6, bề ngoài, bán đảo Triều Tiên có vẻ hòa bình nhưng thực
tế, tình hình bất ổn có thể diễn ra bất cứ lúc nào do hai nước vẫn
đang ở tình trạng đình chiến. Việc đối thoại với Bắc Triều Tiên
trong buổi lễ ký kết thỏa thuận không hề dễ dàng. Trong khi mọi
người tạm nghỉ giải lao và xem xét các vấn đề nghị sự thì trợ lý