Thêm nữa, một trong những nguyên nhân của các chỉ trích này là
dư luận phương Tây còn lạ lẫm với phong cách “ngoại giao trầm
lặng” của Ban Ki Moon.
Một học giả nổi tiếng thế giới, giáo sư Jeffrey Sachs, của Đại học
Columbia đã không tiếc lời khen ngợi Tổng thư ký Ban Ki Moon khi
ông có dịp quan sát Tổng thư ký trong dự án mục tiêu thiên niên kỷ
mới. Ông nói: “Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon không hề
đánh mất sự điềm tĩnh của mình ngay cả khi đối mặt với một đối
phương khó tính. Tôi nghĩ rằng phong cách của ông đóng vai trò tích
cực trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong thời đại mà
mọi người dễ dàng phê phán lẫn nhau như ngày nay.”
Tổng thư ký Ban cũng cho thấy năng lực xúc tiến mạnh mẽ của
mình trong việc cải tổ nội bộ Liên Hợp Quốc.
Ông cho biết: “Trong suốt 60 năm qua, Liên Hợp Quốc không
có cả những điều khoản quy định về đạo đức và về công khai tài
chính. Một nhân viên tiền nhiệm, vì vấn đề tài chính mà chịu áp
lực phải thôi việc từ dư luận nhưng vẫn cương quyết không công khai
tài chính đến cùng. Tôi sẽ tiến hành công khai tài sản của mình.”
Nội bộ Liên Hợp Quốc cực lực phản đối đề nghị này. Tổng thư
ký Ban Ki Moon phải đối diện với sự phản đối của các viên chức tại
Liên Hợp Quốc đã trở nên quan liêu hóa trong quá trình xúc tiến
đánh giá kết quả công việc và công khai tài sản của quản lý cấp cao
từ cấp phó bộ phận. Bất mãn với chính sách này, một quan chức
thuộc Ủy ban giám sát, kiểm tra và thanh tra của Liên Hợp Quốc đã
phê phán: “Liên Hợp Quốc dưới sự dẫn dắt của Tổng thư ký Ban đã
mất đi tính minh bạch và trở nên vô trách nhiệm”. Điều này đã
đến tai các cơ quan ngôn luận.