giờ thường dạy tiếng Anh giao tiếp hoặc đọc hiểu cho bọn trẻ lân
cận, nhưng người mà họ yêu quý nhất chính là Ki Moon.
Vốn là người kiệm lời, nhưng lạ thay, khi nói tiếng Anh, Ki
Moon lại rất hăng hái. Dù gia đình theo đạo Phật nhưng cứ mỗi chủ
nhật, cậu lại đến nhà thờ. Bởi thời điểm đó, các linh mục và các nhà
truyền giáo người Mỹ đang tích cực truyền giáo tại Hàn Quốc, và
người phụ nữ Mỹ mà cậu quen cũng nhận nhiệm vụ truyền giáo tại
nhà thờ gần đó. Ki Moon luôn theo sát và luôn miệng hỏi chuyện vị
linh mục người Mỹ đến mức ông cảm thấy cậu thật “phiền phức”.
Ki Moon đam mê tiếng Anh đúng như bạn bè cùng lớp nhận xét.
Thời bấy giờ, không phải ai cũng nhận ra tầm quan trọng của tiếng
Anh đối với thành công. Với Ki Moon, đơn giản chỉ là cậu thấy nó
thú vị và ôm ấp niềm tin rằng, tiếng Anh sẽ dẫn dắt và đưa cậu
đến với một thế giới mới, một thế giới rộng lớn hơn.
Ki Moon rất giỏi tiếng Anh nhưng lại kém các môn học về văn-
thể-mỹ nhất là âm nhạc và thể thao. Cả hát lẫn chơi ghi ta – nhạc cụ
đang được yêu thích bấy giờ Ki Moon đều không biết, bóng đá hay
bóng rổ cậu đều không giỏi. Thường thì, người ta chỉ thích làm
những gì bản thân yêu thích. Với Ki Moon đó chính là tiếng Anh.
Chính vì yêu thích nên cậu học rất giỏi, và khi đã học giỏi, cậu càng
ham mê và quyết tâm chinh phục nó.
Đối với Ki Moon, tiếng Anh đã trở thành trò tiêu khiển đầy thú
vị. Không chừng chính vì chỉ quan tâm đến nó mà cậu không màng
đến ca hát, chơi ghi-ta, bóng đá hay bóng rổ nữa.
Dành hết tâm ý cho việc học hành