Nhận thấy niềm đam mê đối với môn tiếng Anh của Ki Moon,
thầy giáo dạy môn này, Kim Sung Tae, đã đặt ra cho cậu một thử
thách lớn hơn. Khi Ki Moon học lớp 11, thầy dạy tiếng Anh của cậu
chính là thầy Kim Sung Tae, người từng tốt nghiệp một trường đại
học danh tiếng tại Seoul, một giáo viên hiếm có ở nông thôn lúc
bấy giờ, một người thầy còn rất trẻ, đầy hoài bão, nhiệt tình và
rất tâm huyết trong giảng dạy.
Phải nói thêm là thời bấy giờ, tài liệu tham khảo tiếng Anh đều
được biên dịch từ giáo trình tiếng Anh của Nhật Bản. Chính vì thế
mà các tài liệu này thường mắc rất nhiều lỗi, nhiều điểm thiếu
logic và cũng không được biên dịch bài bản sang tiếng Hàn. Thầy
Kim Sung Tae cảm thấy khó có thể dạy tiếng Anh hiệu quả bằng
giáo trình này và chính nó đã khiến học sinh không còn hứng thú
với môn học nữa. Thầy bèn lên Seoul, tìm kiếm khắp các nhà sách
và mua được cuốn sách học tiếng Anh do người Hàn biên soạn. Đó
là thời điểm cả nước chỉ có một hai cuốn sách dạy học tiếng Anh
được phát hành. Thầy đã dựa trên giáo trình này để chuẩn bị bài
giảng cho học sinh.
Tâm huyết của thầy Kim Sung Tae cũng được truyền sang học
trò qua mỗi bài học. Chính vì thế, không chỉ những học sinh vẫn
theo đuổi tiếng Anh, mà cả những em vốn bỏ cuộc ngay từ đầu đã
bắt đầu tiến bộ trông thấy. Nỗ lực của thầy và năng lực của trò
đã được thể hiện đầy đủ trên bảng thành tích học tập. Đặc biệt là
thành tích xuất sắc của Ki Moon. Lúc bấy giờ, trong kỳ thi tiếng
Anh chỉ cần đạt 70 điểm là được vào một trường danh tiếng của
Seoul. Bấy giờ, Ki Moon được 75 điểm.
Thầy Kim Sung Tae đã gọi Ki Moon đến và khích lệ.
“Này Ki Moon, với năng lực của mình, em hoàn toàn đủ khả năng
vào một trường đại học danh tiếng của Seoul. Thế nên đừng để bị