giúp đỡ rất nhiều và luôn hết lời khen ngợi Ki Moon ở bất cứ đâu.
Thế nhưng, khi trực tiếp giao việc cho Ban Ki Moon, ông mới nhận
thấy rằng mình đã nhận định sai lầm và dần cảm kích trước thái
độ thành thực và khiêm tốn của Ki Moon. Cuối cùng, từ việc nghĩ
rằng Ban Ki Moon “là người của No Shin Young”, ông đã thay đổi
suy nghĩ và có lời ngợi khen Ban Ki Moon “là người của Bộ Ngoại giao
Đại Hàn Dân Quốc” như chính lời của No Shin Young nói.
Lý do Ban Ki Moon tuy là kỳ tích của Bộ Ngoại giao trong việc
thăng tiến với tốc độ nhanh chóng nhưng lại được khích lệ và động
viên hơn là bị ghen ghét là vì phẩm chất con người của ông hơn là
năng lực. Bởi nếu xét về năng lực làm việc, không ít người tài giỏi
hơn Ki Moon. Nhưng Ban Ki Moon không bao giờ tự hào vì bản thân
có năng lực hay được thăng tiến liên tục mà tỏ vẻ uy quyền. Ông
luôn nhã nhặn, khiêm nhường và biết quan tâm, suy nghĩ cho người
khác, nhờ đó mà ông được lòng cả cấp trên lẫn cấp dưới cũng như
các đồng nghiệp.
Tuy trưởng thành từ kỳ tuyển công chức ngoại vụ lần thứ ba và
bắt đầu làm việc cho Bộ Ngoại giao từ năm 1970, nhưng không ai
coi đây là “kỳ tuyển công chức thứ ba” mà là một “kỳ đặc biệt”. Thông
thường, những đồng nghiệp cùng khoá, cùng kỳ thường giúp đỡ, ủng
hộ cho nhau nhưng với trường hợp của Ban Ki Moon, ông được mọi
người từ mọi khoá xem là đồng minh. Đó là nhờ Ban Ki Moon biết
dung hòa các mối quan hệ với mọi đối tượng cả trên lẫn dưới.
Ngoài ra, ông luôn coi mình là tín đồ của mọi tôn giáo, bất kể là
Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay Tin Lành,... Sư thầy Ja Seung của
Tổng hội Phật giáo Tông phái Tào Khê đã chia sẻ câu chuyện gặp
Tổng thư ký Ban tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở New York.
Tổng thư ký Ban đã kể cho sư thầy nghe câu chuyện ông đến
Tào Khê tự khi lần đầu tiên nhận được lương từ Bộ Ngoại giao. Thời