ngoài mua hàng hóa, một công chức nhà nước nên ưu tiên sử dụng
dùng hàng nội địa.
Vào những năm 1970, Hàn Quốc có rất ít người được đi nước
ngoài. Vì vậy, nếu mua được hàng ngoại và bán lại thì lợi sẽ rất lớn.
Đó là một hành vi được cho là phi pháp nhưng do hoàn cảnh khó
khăn nên hễ có điều kiện đi nước ngoài, ai nấy đều tranh thủ cơ
hội mua hàng kiếm lợi.
Gia đình Ban Ki Moon đương nhiên cũng muốn sở hữu các đồ
dùng từ ngoại quốc nhưng vợ và các con đều thuận theo ý ông. Vậy
nên, hàng xóm hoặc họ hàng đều không khỏi ngạc nhiên khi đến
nhà ông.
“Ơ hay, nhà có người đi nước ngoài như đi chợ mà chả có lấy một
thứ hàng ngoại nào à?”
“Em cũng biết là hàng ngoại thì tốt đấy, nhưng bố nó không
cho dùng hàng ngoại nên không bao giờ mua về bác ạ.”
Cách sống cần kiệm cộng với thái độ khiêm tốn của Ban Ki
Moon khiến hàng xóm không hề hay biết ông là quan chức cao
cấp trong nhà nước. Ban Ki Moon thường ra khỏi nhà vào sáng sớm
và trở về nhà lúc tối mịt, còn phu nhân You Soon Taek là một phụ
nữ kiệm lời, có lối sống giản dị chẳng khác gì một bà nội trợ thông
thường.
Có một việc như thế này đã diễn ra vào năm 1977 khi Ban Ki
Moon nắm giữ vị trí Trợ lý ngoại giao an ninh cho Tổng thống. Một
ngày nọ, bỗng xuất hiện nhiều cảnh sát trước khu chung cư ông
đang sống. Đó là thời điểm cháu vợ của Chủ tịch Bắc Triều Tiên,
ông Kim Jung Il, bị điệp viên Bắc Triều Tiên thủ tiêu sau khi vượt
biên khỏi Bắc Triều Tiên và chạy trốn sang Hàn Quốc. Cư dân
trong khu nhà không hề biết nguyên nhân và cuối cùng họ được