viên. Tiếp sau phần khen ngợi, động viên, ông thường đặt câu hỏi
“Nếu đề án/kế hoạch này không hiệu quả thì anh/chị định xử trí
thế nào?” Vì vậy, các nhân viên phải luôn chuẩn bị sẵn một phương
án thay thế mỗi khi gửi báo cáo đến ông.
Trong công việc, không thể tránh khỏi những biến cố hay khó
khăn. Nếu thiếu sự chuẩn bị chu đáo cho tình huống “giả sử” trên,
mọi nỗ lực của họ trong thời gian dài có thể “đổ sông đổ bể”. Hơn nữa,
công việc ngoại giao là công việc khó khăn, phụ thuộc nhiều vào
quan điểm của đối phương. Đôi khi mọi dự đoán về cách hành xử
của đối phương là không đủ, nên Ban Ki Moon luôn chỉ thị các nhân
viên phải có phương án dự phòng trong mọi kế hoạch.
Đặc biệt, ông không bao giờ lớn tiếng với cấp dưới nếu có sai
sót xảy ra, thay vào đó, ông luôn ôn tồn giải thích, chỉ ra sai sót và
hướng dẫn về cách khắc phục. Cũng nhờ thế mà nhân viên cấp
dưới của Ban Ki Moon luôn biết sửa sai và khắc phục những hạn
chế của bản thân. Các nhân viên và cộng sự luôn nắm rõ phong
cách làm việc và sinh hoạt của ông nên luôn nỗ lực hết mình để hạn
chế sai sót nhất có thể. Thể hiện bằng hành động, bao dung bằng
tấm lòng, nhân hậu nhưng cứng rắn trong mọi mối quan hệ là
nghệ thuật lãnh đạo của Ban Ki Moon.
Giữ nguyên tắc sống cương trực, triệt để
Có một điểm chúng ta cần học tập từ tấm gương của Ban Ki
Moon chính là tâm sáng, một cuộc đời đạo đức với tư cách một công
chức nhà nước. Hẳn chúng ta không lạ gì với những tranh giành đặc
quyền đặc lợi thường thấy giữa các công chức nhà nước cấp cao
khiến dân chúng hết sức phẫn nộ.