cao nhất, ông cũng không hề thay đổi thói quen làm việc đó. Khi
phải tham gia hội đàm, hội nghị hiệp thương hay vô số những sự
kiện quan trọng khác, ông vẫn tự mình thu xếp những việc nhỏ của
bản thân thay vì yêu cầu sự hỗ trợ từ các thư ký hay nhân viên hành
chính. Đức tính này là kết quả của suốt những năm tháng thơ ấu
vừa học tập vừa đỡ đần cha mẹ việc nhà. Từ khi đó, ông đã luôn tâm
niệm rằng trên đời này, dù là việc nhỏ nhặt nhất cũng không bao
giờ được phép coi nhẹ. Ban Ki Moon là sự tổng hòa của nhiều điểm
trái ngược, từ tính cách ôn hòa, cởi mở và mềm mỏng đến sự lạnh
lùng, cương nghị, nghiêm khắc nên ông được mọi người mệnh danh
là người “ngoại nhu nội cương cương”. Họ đã thêm một từ “cương” vào
câu thành ngữ “ngoại nhu nội cương” để mô tả tính cách “bên ngoài
thì mềm mỏng nhưng bên trong thì mạnh mẽ” của ông. Nghiệp vụ
ngoại giao buộc ông phải xử lý những việc liên quan đến lợi ích
quốc gia, dân sinh nên không thể chỉ vận dụng mỗi sự mềm mỏng,
ôn hòa.
Đôi khi, ông cũng không hài lòng với những thiếu sót trong các
báo cáo của nhân viên, nhưng không vì thế mà xét nét chi li bởi ông
biết rõ vấn đề đó nằm trong giới hạn năng lực xử lý công việc của
mỗi người. Ông thường nói: “Một cấp trên tốt là người biết nhận
định nhanh chóng sai sót của cấp dưới để đưa ra hướng dẫn cụ thể.”
Đối với người lãnh đạo, sự quyết đoán là một phẩm chất vô cùng
quan trọng. Bởi nếu là việc quan trọng nhưng bị trì hoãn thì cũng
chẳng làm nên trò trống gì. Ban Ki Moon hiểu rất rõ điều đó. Vì
vậy, mỗi khi nhận được báo cáo hoặc kiến nghị từ nhân viên ông
đều hồi đáp sớm nhất có thể nếu không muốn nói là ngay lập
tức.
Trong việc hồi đáp của mình, ông cũng có nguyên tắc riêng.
Đầu tiên, ông khen ngợi những phần được làm tốt. Ông biết
rằng sự động viên sẽ tạo động lực tinh thần to lớn cho các nhân