anh ta lại chẳng nhớ ra được gì cả, anh ta thậm chí còn không nói được ra
tên của mình. Bác sĩ nói, đây là hiện tượng mất trí nhớ rất thường thấy của
những người bị thương nặng, tôi đành phải cố gắng bằng phương pháp tích
cực nhất để khơi gợi lại ký ức cho anh ta một cách nhanh nhất. Tôi đi đến
ống nước xi măng chụp một số bức ảnh, nhanh nhất cũng phải đợi đến ngày
mai mới có thể rửa ra được. Hy vọng những bức ảnh này có thể giúp đỡ
được cho anh ta. ...”
“Ngày 26 tháng 4 năm 1984, nhiều mây. ... Tôi đưa cho người đàn ông
đó xem những bức ảnh chụp đường ống xi măng, ban đầu anh ta vẫn tỏ ra
mơ màng. Sau đó, tôi lại giơ ra cho anh ta xem sợi dây đồng, nói với anh ta
đây là thứ tìm được trong túi áo anh ta. Tôi khích lệ anh ta cố gắng nhớ lại,
nhớ lại những sự việc xảy ra trước khi anh ta bị hôn mê. Anh ta ngẩn người
giây lát, chính lúc tôi chuẩn bị tuyệt vọng, thì nét mặt anh ta lại có chút thay
đổi! Anh ta trông có vẻ như đã nhớ ra điều gì, cố gắng mở miệng nói gì đó.
Tôi ghé sát tai vào bên miệng anh ta, câu nói đầu tiên của anh ta là: “Ống
nước... tôi... tôi sống ở trong đó.”
Lúc đó tôi thực sự đã vô cùng vui mừng. Sau đó anh ta lại lần lượt nói
với tôi: anh ta tên Hoàng Thiếu Bình, đến từ vùng nông thôn tỉnh An Huy.
Bố mẹ đều đã qua đời, một mình anh đến tỉnh thành để mưu sinh. Vì không
tìm được 240 việc làm, chỉ có thể tạm thời sống trong ống nước, dựa vào
việc nhặt phế liệu để sống qua ngày. Tôi lại hỏi anh ta hôm xảy ra vụ án đã
xảy ra chuyện gì. Nhưng trí nhớ của anh ta hình như lại xảy ra vấn đề, chỉ
lắc đầu không nói. Có lẽ ngày mai tôi cần phải đưa những bức ảnh chụp
hiện trường vụ nổ đến. ...”
“Ngày 27 tháng 4 năm 1984, trời nắng ... Tôi đưa cho Hoàng Thiếu Bình
xem những bức ảnh chụp hiện trường vụ nổ, trông anh ta vô cùng kinh hãi.
Tôi nói với anh ta: có hai người, một người nam và một người nữ, đã bị nổ
chết trong công xưởng này. Lúc đó anh ta cũng ở hiện trường, bị bỏng nặng.
Dưới sự gợi ý của tôi, Hoàng Thiếu Bình cuối cùng cũng dần dần nhớ lại