Từ Việt Nam, Cronkite đã tuyên bố trong một “chương trình đặc biệt” sau
Tết Mậu Thân của hãng CBS là “kinh nghiệm đẫm máu của Việt Nam” sẽ
“chấm dứt trong bế tắc” và “bằng mọi cách chúng ta phải leo thang, kẻ thù
có thể đương đầu nổi với chúng ta…”.
Ông ta nói tiếp: “Nói rằng chúng ta đã đến gần thằng lợi tức là tin rằng…
những người lạc quan đã sai lầm trong quá khứ”. Do đó, Cronkite khuyên
nước Mỹ nên “thương lượng, không phải là với tư cách của những người
chiến thắng, mà với tư cách của những người đáng kính, thực hiện đúng
cam kết của họ là bảo vệ dân chủ, và đã làm hết sức mình”.
Vì lời lẽ mạnh mẽ này lại là của Cronkte, cộng thêm với những tin tức
trung thực nên đã có tác động ghê gớm, và theo lời một nhà bình luận, nó
đã “đem lại cho phong trào phản chiến sức mạnh và tính hợp pháp”. Nghe
nói tổng thống Lyndon Johnson đã nói nếu ông mất Walter Cronkite có
nghĩa là ông mất cả đất nước.
Partridge qua cuộc phỏng vấn với một loạt người trên chiến trường, đưa ra
lập luận là Cronkite không những đã sai lầm, mà vì ông ta biết mình có đầy
đủ quyền lực và ảnh hưởng, nên theo lời của một người được phỏng vấn
phát thanh viên này của hãng CBS “đã xử sự như một tổng thống không
được bầu và mâu thuẫn với các giáo lý của chính bản thân ông ta về tính vô
tư của báo chí”.
Khi bài của Partridge về tới New York, người ta đã phải bàn cãi về nó mất
hàng tiếng đồng hồ và phải đưa lên tới cấp cao nhất của hãng CBA trước
khi có được sự nhất trí rằng tấn công vào “Walter” – người nổi danh toàn
quốc – sẽ chỉ là một cuộc thí quân không hòng thắng lợi. Tuy nhiên, những
bản sao không chính thức bài của Partridge đã được lưu hành trong giới
làm tin vô tuyến.
Những chuyến đi của Partridge vào các vùng chiến sự ác liệt thường khiến
anh phải rời Sài Gòn hàng tuần lễ, có khi còn lâu hơn. Một lần, khi anh bí
mật vào sâu trong đất Campuchia, anh đã mất liên lạc tới gần một tháng