“Anh không tin họ sẽ làm gì trái với ý muốn của anh đã được ghi trong
cuốn sách và được nhắc lại trong lời tuyên bố”.
“Anh nói rằng hãng đã tạo cho anh một số điều kiện để đảmbảo an toàn.
Đây là lần đầu tiên em nghe nói điều đó. Chính xác là gì vậy?”.
“Tức là khi nào có những sự đe doạ qua điện thoại, thư tín theo kiểu đó,
hoặc tin đồn về một vụ tấn công nào đấy có thể xảy ra – chuyện này vẫn
thường xảy ra ở các hãng và đặc biệt là cho phát thanh viên – thì những
thám tử tư sẽ được mời đến. Họ sẽ theo dõi xung quanh trụ sở hãng CBA, ở
bất cứ nơi nào anh làm việc, sẽ làm bất cứ điều gì mà các thám tử phải làm.
Đôi lần, điều đó đã xảy ra với anh rồi”.
“Anh chưa bao giờ nói cho em nghe chuyện đó cả”.
“Đúng, anh chưa bao giờ nói” – anh thừa nhận.
“Còn cái gì anh chưa nói với em nữa?” – có một cái gì đó trong giọng nói
của Jessica mặc dù rõ ràng là nàng không biết là do tức giận vì chuyện giấu
giếm đó hay chỉ vì lo lắng thôi.
“Anh không giấu giếm gì em chuyện ở hãng cả, ngoài một số chuyện anh
đã thu xếp với Dreeland”.
“Liệu anh cho em biết những chuyện đó thì có quá nhiều không?”.
“Em cần phải biết” – Sloane lờ cái vẻ giễu cợt mà đôi khi vợ anh bật ra
những lúc xúc động. “Khi có người bị bắt cóc, bất cứ ở nơi nào trên thế
giới, thì điều chắc chắn là họ sẽ được hoặc buộc phải thu băng video. Rồi
các băng này sẽ được phát, đôi khi trên vô tuyến, nhưng không ai biết chắc
được là họ tự nghuyện hay bị bắt buộc, và nếu bị bắt buộc, thì tới mức độ
nào. Nhưng nếu có một sự bố trí trước thì bằng những tín hiệu, người bị bắt
cóc sẽ có được cơ hội tốt nhất để gửi những lời nhắn nhủ về nhà. Hiện nay
ngày càng nhiều người thuộc loại người có thể bị bắt làm con tin để những
lời chỉ dẫn lại cho các luật sư của họ bằng một hệ thống các mã số mật
hiệu”.
“Nếu chuyện này không nghiêm trọng đến thế thì nó nghe có vẻ như một
cuốn tiểu thuyết trinh thám ấy” – Jessica nói “Thế anh đã dự tính loại mật