Tư Đằng như chẳng nghe thấy, cũng không nhận lấy điện thoại, chỉ bảo
anh bật loa ngoài lên. Bên kia điện thoại để ý đến tiếng động bên này, hỏi
một câu như thăm dò: “Tiểu thư Tư Đằng sao?”
“Xin hỏi vị nào?”
“Tôi họ Bạch, Bạch Kim.”
“Bạch gia ở Ô Y Hạng tại Kim Lăng một trongchín đạo phố?”
Bạch Kim hơi bất ngờ, nói chuyện cũng càng khách sáo: “Ba đời trước
còn ở Ô Y Hạng, lúc nhỏ ba tôi đã rời khỏi rồi. Tiểu thư Tư Đằng biết…
ông nội tôi à?”
“Từng nghe nói qua. Năm đó trong đạo môn gọi ông ta là Ngọc Diện
Thư Sinh, nghe nói là vì ông ta thích mặc đồ trắng, trường sam và áo khoác
ngoài đều là màu trắng, kiểu áo Tôn Trung Sơn. Có khi cũng mặc đồ tây
đội mũ dạ, tay phe phẩy một cây quạt có cán làm bằng gỗ đàn, trên quạt
còn viết hai câu thơ chữ Khải rằng “Én lầu Vương Tạ thuở nào, bây giờ lưu
lạc bay vào nhà dân” (1).”
(1) Bài thơ Ô Y Hạng của Lưu Vũ Tích của Trần Trọng San dịch.
Cây quạt của ông nội ư? Bạch Kim vẫn còn nhớ cây quạt đó.
Bạch gia không có ai thừa kế tổ nghiệp. Tuy anh ta nghiên cứu những
hiện tượng thần bí chưa giải đáp được tại trường đại học, nhưngcuối cùng
những phân tích khoa học này không hề giải thích được thế giới yêu ma bí
ẩn kia. Khi còn bé, anh ta thấy cái hộp màu đen mà ông nội đặt trên thanh
xà ngang trên nóc. Thừa dịp cha mẹ không có ở nhà, anh ta đã bắc ghế mở
ra xem, trong đó có vài bản ghi chép, chiếc áo Tôn Trung Sơn đã ngả vàng,
đồng hồ quả lắc và cây quạt này.
Anh ta không cảm thấy hứng thú với những thứ khác, đúng lúc trời nóng
nên cây quạt này còn có chút hữu dụng. Anh ta len lén lấy quạt ra, mùa hè
nhiều muỗi quạt một chút đã vang lên một tiếng bụp. Anh ta liền mở quạt
ra xem thấy bên cạnh con chim yến có một con muỗi đã chết.
Sau đó lại đọc Hồng Lâu Mộng có cảnh Tình Văn xé quạt, anh ta học
theo cũng xé cây quạt của ông nội tan tành. Mẹ anh ta tức giận lấy chổi
quất anh ta, bà nói: “Dù gì cũng là đồ của trưởng bối để lại, mày là thằng
phá của.”