Đây là một bài hát đồng dao bằng tiếng Mỹ rất được phổ biến từ sau
cuộc chiến bại, Khởi Tạo nhớ đến tiếng hát ngượng nghịu của bé Lệ thường
hát theo lời của Xá. chàng bỗng mong ước: Phải chi bây giờ nghe được
tiếng ca trẻ thơ kia của Lệ.
Tia mắt Khởi Tạo lại đập vào trang báo, hình ảnh của Thạch Thổ Thủy
dáng trên báo có vẻ già dặn hơn tuổi hai mươi tám của gã nhiều, gần như
ba mươi lăm, ba mươi sáu tuổi. Ảnh của Thạch Thổ Thủy hướng thẳng về
phía trước. Không có vẻ gì là ngơ ngơ ngẩn ngẩn, nhưng nếu so sánh với
thân hình rắn chắc của gã thì Khởi Tạo thấy gương mặt của Thạch Thổ
Thủy có vẻ không tương xứng tí nào. Gương mặt đó có vẻ gì cô đơn, yếu
ớt, nghiêm nghị với hai hàng mi đậm trung hậu với đôi môi dầy nhưng đôi
mắt?... Đôi mắt của cô đơn.
Có thật đây là người đã giết bé Lệ chăng? Khởi Tạo nhíu mày chăm chú
nhìn vào bức ảnh. Dù lòng ngập đầy căm thù, nhưng Tạo vẫn không thể
nào tìm ra được nét hung dữ trên gương mặt của Thạch Thổ Thủy. Thế nầy
trách chi, bé Lệ không đi theo gã sao được.
Bên dưới tấm hình là một hàng chữ lớn:
"Lý lịch của hung thủ".
Theo lời của Thạch Thổ Thủy, thì hắn ra đời ở Đông Kinh, lúc nhỏ cha
mẹ không may đều qua đời trong một cuộc động đất lớn tại Quan Đông,
hắn được người bác ruột ở vùng quê quán Thanh Sanh mang về nuôi
dưỡng. Đến năm mười sáu tuổi nạn đói lan tràn, nên gã bị bắt bán cho một
hãng thầu ở vùng Bắc Hải Đảo làm lao công, năm Chiêu Hòa thứ mười sáu
(1941) bị nhập ngũ, sau cuộc chiến hắn trở về Bắc Hải Đảo, và cùng năm
ấy gã lấy vợ, đứa con gái đầu lòng vừa sinh thì vợ gã chết.
Đoạn tin trên, Khởi Tạo xem qua không biết bao nhiêu lần, chàng có thể
không cần nhìn vẫn đọc làu ra được. Nhưng mỗi khi đọc tiếp câu "Cha của
nạn nhân là ông Lại Khởi Tạo với gương mặi buồn bã nói với chúng tôi khi
được hỏi đến.
— Cảnh sát đã cho ông biết tất cả, tôi không có điều gì để nói thêm."
Thì nỗi đau xót lại dâng lên trong lòng Khởi Tạo.