BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 10

văn võ bá quan sụp lạy trước mặt. Lạy là một nghi thức tôn kính. Người thực
hiện phải cúi rạp mình, trán chạm đất để tỏ lòng kính trọng và thuần phục bề
trên. Hai nhà sử học Pháp là các ông Teston và Percheron đã được tham dự lễ
đăng quang viết: "Người ta có cảm tưởng mơ hồ rằng một kỷ nguyên mới bắt
đầu, Nhà vua trẻ tuổi sẽ đem lại một nỉềm hy vọng bao la..."(3).
Trời mưa bụi, hạt mưa ken dày thành một màn sương xám xịt bao trùm lên buổi
lễ. Nhà vua cảm thấy ngột ngạt hầu như bất động, đứng rụt cổ một cách thảm
hại trong hoàng bào rực rỡ. Nét mặt cố giữ tươi tỉnh nhưng gượng gạo, khó
hiểu. Như chán ngán trước tiết tấu chậm chạp và lộng lẫy của buổi lễ.
Sau lễ đăng quang, đáng lẽ Bảo Đại đã có thể ở lại hoàng cung, thay thế vua cha
đã băng hà, đảm đương nhiếp chính. Công việc trị dân dưới chế dộ bảo hộ chẳng
nặng nhọc gì. Đã có các quan đại thần phụ chính, đức Hoàng Thái hậu, quan
Tổng lý Nội các đứng đầu cơ mật viện phò tá nhất là các quan chức người Pháp
không thiếu. Lời khuyên và quyền lực của họ có thể bù đắp cho tuổi đời còn quá
trẻ của Nhà vua.
Nhưng không thế, Nhà vua lại ra đi, tiếp tục công việc học tập ở Pháp. Làm lễ
tấn tôn nhận vương miện chẳng qua là một nghi thức, triều đình vẫn quyết định
vị vua trẻ tuổi phải quay trở lại con đường học vấn như lời vua cha quá cố căn
dặn, để có đủ tài trí đưa đất nướe ganh đua được với thế giới. Một quan nhiếp
chính đại thần đã được chỉ định để thay thế Nhà vua vắng mặt đảm đương mọi
việc triều chính.
Chắc chắn là không có gì quan trọng bằng việc dựa vào nền bảo hộ Pháp, thông
qua Paris, đưa đất nước tiến lên theo kiểu Pháp, là Pháp hoá tối đa. Sau gần một
thế kỷ tự khép mình trong chủ nghĩa bảo thủ, triều Nguyễn nhận ra rằng phải
tiến kịp thế giới, phải đi đây đi dó, xem xét và học hỏi các nước phương tây. Sau
này, vua Bảo Đại phải là ngườí chỉ ra con đường canh tân xứ sở, là hiện thân
của chính sách mở cửa đang ngự trị trên thế giới lúc bấy giờ.
Việc tự nguyện xuất dương thời đó không có gì lạ và ngoại lệ. Trong những năm
20 của thế kỷ, sang Pháp cũng thời thượng như đi sang nước Anh hay Thuỵ Sĩ.
Con cháu các bậc vua chúa các nước xa xôi đến Pháp rất đông, kể cả các vị vua
đã thoái vị hay bị lưu đày, hay đi làm "cách mạng". Không nói đến các cuộc
viếng thăm liên tục của các vua đang trị vì, đến Pháp nghỉ mát ở La Rivera hay
Deauville. Trong số này, không thể tránh được sớm hay muộn, có những người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.