cuộc cách mạng đối với hoàng gia(4). Những ảnh chụp lúc đó cho thấy Bảo Đại
mặc trang phục quần vợt, quần soóc, áo thun trắng, hay trang phục của người
chơi gôn, trượt tuyết. Lúe nào chàng thanh niên cũng ăn mặc chỉnh tề, trau
chuốt, lịch sự, điển trai. Có thể hơi quá một chút như một tài tử điện ảnh, một
công tử bột của những năm 30, hợp với những thú vui Paris hơn là hoạt động
chính trường.
Hình ảnh cũng như sự nổi danh đó sẽ gây phiền phức cho ông ta sau này. Thậm
chí báo chí đã tố cáo nước Pháp đã có dụng ý làm hư hỏng một thanh niên, biến
anh ta thành con người nhu nhược, kém nghị lực, chỉ biết vâng lời.
Bảo Đại thích thú với cách sống như vậy cho đến năm 1932, đã trở thành thói
quen đến mức không dễ dàng thay đổi. Trong lúc bố cáo đã được niêm yết ở cửa
Ngọ môn báo tin Hoàng đế hồi loan khiến hàng triệu người dân Việt ngóng
trông thì ông vẫn còn do dự hình như chưa dứt khoát quyết định sẽ trở về nước.
Một buổi chiều tháng 5, ông cẩn thận đóng cánh cửa chiếc xe ô tô mình dài, mui
gấp hiệu Delahaye của ông.
Ông là người say mê chơi ô tô, ở tuổi 16 ông ta đã sở hữu trong tay nhiều kiểu
ôtô. Ông có các xe tốc độ cao để đi vào các đường phố thủ đô hay đi trên đường
cao tốc từ Cannes đến Deauville. Ông lái xe sành điệu cũng như sau này lái các
máy bay thể thao và trong săn bắn tài thiện xạ thể hiện rõ mỗi khi ông cầm súng
rình một con hổ. Đối với ông cái đẹp pha chút hiểm nguy để được hưởng thụ
trọn vẹn, với một chút kiểu cách, một chút xu thời cộng thêm một chút sang
trọng và eũng rất gần với cái chết và sự tàn bạo. Một thái độ cổ điển của các
công tử ham chơi bời của thời đại nhưng ông đã làm nổi bật tính cách đó bằng
tài nghệ riêng của ông. Ông là người có năng khiếu, lái xe giỏi và nhanh, thoải
mái, bình tĩnh mỗi khi tăng tốc độ, biết sử dụng tính năng của động cơ, không
mất thời gian để gây ấn tượng như những tay chơi kiểu cách nhưng đôi khi cũng
suýt gây tai nạn khi quành một chỗ rẽ.
Ngày hôm đó, ông lái xe trên quốc lộ 7. Ông vừa kết thúc mấy tiếng đồng hồ
vui vẻ, sau khi thành lập được một Câu lạc bộ những người chơi du thuyền y-át
ở Cannes. Đó là chuyện thường tình trong cuộc sống của ông. Trong lúc tay ông
còn chạm cần tốc độ trong chiếc xe cao tốe Delahaye, ông đã thầm nghĩ đến
cuộc sống nay mai ở nước An Nam xa xôi kia, ông đã thoáng rùng mình e ngại.
Ở đây, tại nước Pháp, cuộc sống của ông dễ dãi, huy hoàng, có phần phù phiếm,