vô bổ. Ông cũng biết thế nhưng sẵn sàng thích nghi với nó. Trời đã phú cho ông
tính ham thích những thú vui chốc lát. Cuộc sống tối tăm trong hoàng thành Huế
cùng với sự tôn kính của thần dân làm ông chán ngán. Ông biết lắm? Chiếc xe
lướt trong đêm sẽ đưa ông đến một cái bẫy trong đó chắc chắn ông sẽ mất hết lẽ
sống. Cuộc sống ở đây chẳng có gì phấn khởi, cũng chẳng quí tộc gì để giữ ông
ở lại, nhưng ông không thích làm vua. Ông thích cuộc sống thật của ông. Tốc
độ, đàn bà và đàn đúm với bạn bè.
Chính phủ Pháp không phải là không biết tính ông chẳng ham thích gì trách
nhiệm của vị đế vương. Về thái độ không mấy hăng hái trở về, ông Chatel, thư
ký của Phủ Toàn quyền viết: "Tôi tự hỏi không biết ông Bảo Đại có luôn luôn
tìm cách trì hoãn thêm nữa việc trở về nước không. Nếu tôi tin vào tâm sự của
một số người gần gũi với ông ta thì quả là ông ta tỏ ra không sốt sắng lắm,
không vội vã trở về để trị vì"(5). Về phần ông Charles, ông cũng thông báo cho
các bộ trưởng có liên quan về tâm trạng Bảo Đại, học trò của ông. Ông đã cẩn
thận để Bảo Đại tránh tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, thoát khỏi ảnh
hưởng bất lợi, nhưng đã không thành công trong việc làm cho Bảo Đại ham
muốn quyền lực. Tuy nhiên tình hình không cho phép trì hoãn thêm nữa: Tại
Đông Dương đã nổ ra hai cuộc bạo loạn khiến chính phủ đặc biệt lo ngại: Một
của những phần tử quốc gia thân Trung Quốc và một do sáng kiến của những
người cộng sản. Cuộc nổi dậy thứ nhất thường được gọi là cuộc khởi nghĩa Yên
Bái nổ ra tháng 2 năm 1930. Năm mươi lính khố đỏ đóng tại dồn binh Yên Bái
đã quay súng chống lại chỉ huy người Pháp. Cuộc nổi dậy đã nhanh chóng lan ra
một số đồn nhỏ quanh vùng. Nhưng cuộc nổi dậy đã bị nhấn chìm trong biển
máu, gây ra một sự xúc động lớn ở Đông Dương và ở Pháp. Mấy tháng sau,
hàng vạn nông dân Nghệ An ở miền trung nổi dậy chống lại chủ đồn điền thực
dân người Pháp và các chức dịch người Việt. Thiếu đói lại bị sưu cao thuế nặng,
họ tống cổ các quan chức trong bộ máy cai trị hợp pháp và thay bằng những Uỷ
ban do dân chúng cử ra. Cuối cùng 6000 người biểu tình tuần hành về thành phố
Vinh, thủ phủ tỉnh Nghệ An, quân đội lê dương đã chặn họ lại và lại đổ máu
nữa!".
Các hồ sơ lưu trữ của Phủ Toàn quyền Pháp cho biết cùng thời gian đó triều
đình Huế cũng sôi sục những mưu toan thủ đoạn thầm lén. Các quan thượng thư
trong triều cũng không ngồi yên. Công việc điều hành nhiếp chính trở nên khó