BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 100

đến Pháp "một bà hoàng trẻ và đẹp tuyệt trần". Có bình thường chăng? Không
hoàn toàn như vậy khi có Nhà vua xuất hiện như một con người thiếu nghiêm
túc và phù phiếm mặc dù tác giả các bài báo đó không thiếu thiện chí. Không ai
ngạc nhiên thấy giữa các buổi phỏng vấn Bảo Đại thường bị ngắt quãng vì
những việc chuẩn bị đột ngột cho một trận đấu quần vợt hay vì ông nghị sĩ Nam
Kỳ Jean de Beaumont mới đến chỉ nói về áo tắm và bể bơi để chuẩn bị cho
Hoàng đế Bảo Đại được hưởng những buổi nghỉ cuối tuần tại một lâu đài tuyệt
đẹp nào đó ẩn mình trong cánh rừng dày thường gặp ở dọc con đường đẹp của
nước Pháp(2).
Tại trụ sở chính phủ, như đã dự kiến, ông Georges Mandel đợi Nhà vua đến.
Cuộc tiếp kiến tốt đẹp nhưng đã quá muộn đối với thời cuộc. Trong phòng làm
việc của Bộ Thuộc địa phố Oudinot, tin tức về cuộc chiến tranh đang đe doạ
châu Âu đã lấn át các vấn đề của nước An Nam xa xôi. Tự trị hay bảo hộ không
phải là vấn đề trong chương trình nghị sự. Sau này Bảo Đại tiết lộ cuộc hội kiến
đã diễn ra trong tình huống bi hài.
Như vậy trong quá trình thảo luận hai ông muốn đọc lại những điều khoản của
Hiệp ước bảo hộ ký năm 1884. Thật không may, tại Bộ Thuộc địa không lấy đâu
ra văn bản của bản hiệp ước tồi tệ này mà không ai biết cả(3). Mãi về sau này
người ta mới tìm được trong văn khố của Bộ Ngoại giao. Cần lưu ý rằng cuộc
hội kiến quan trọng này giữa một vị Hoàng đế đương trị vì với ông bộ trưởng
của quốc gia bảo hộ được dự kiến trong mười lăm phút! Hơi ngắn? Chắc chắn là
nó tương xứng với tẩm quan trọng của người đến xin hội kiến và ông bộ trưởng.
Cuối cùng báo chí chỉ nhìn ở đó một minh chứng cho quan hệ tốt đẹp gắn bó hai
nước An Nam và Pháp. Cuộc hội kiến đã kéo dài nhưng riêng việc đi tìm văn
bản cái hiệp ước "khó tìm" kia còn mất nhiều thì giờ hơn nhiều.
Ông Mandel tỏ ra ít quan tâm đến văn bản hiệp ước cũ, ngược lại ông lo lắng về
việc phòng thủ Đông Dương. Công trái mở năm 1938 ở thuộc địa đã bắt đầu đến
hạn phải thanh toán. Một nhà máy lắp ráp máy bay đã ra đời gần Hà Nội nhưng
cũng quá muộn rồi. Một phái đoàn được phái đi Washington để đặt mua và trả
tiền các vũ khí Mỹ chở thẳng về Đông Dương. Nhưng những vũ khí đó chỉ sẵn
sàng đưa xuống tàu sau khi ký hiệp ước đình chiến năm 1940 giữa Pháp và Đức.
Các vũ khí đó vẫn ở bên ngoài Đại Tây dương(4).
Điều làm cho ông Bộ trưởng quan tâm đó là Nhật Bản đồng minh của Đức đang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.