BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 101

uy hiếp Đông Dương. Đế quốc Mặt Trời Mọc cất quân đánh Trung Quốc từ hai
năm nay và nhiều xe ôtô vận tải, dụng cụ và người qua ngả Bắc Kỳ để tiếp tế
cho quân đội Bắc Kinh. Người Nhật cảnh giác đề phòng và chẳng máy chốc
không chịu được nữa họ hạ tối hậu thư đòi đóng cửa biên giới.
Không khí ở Paris vào mùa xuân kỳ cục ấy không thuận lợi. Tuy nhiên chương
trình nghị sự cuộc đi thăm Pháp vẫn được tôn trọng. Các cuộc thảo luận chính
trị như người ta thấy diễn ra nhanh chóng và ít trót lọt nhất. Còn lại nghi thức và
lễ tiết ở Huế và nghi thức ở Paris. Đó là bữa tiệc ở điện Elysée do Tổng thống
Albert Lebrun chủ toạ. Một lần nữa, lại long trọng, lại huy hoàng do nhà nước
Cộng hoà Pháp dành riêng cho một ông vua không có quyền hành.
Sau đó Bảo Đại đi chữa trị chân. Thoạt đầu ông điều trị ở Cannes, rồi về Vichy
và Aix-les-Bains. Trong mấy tuần đó, ông bắt đầu hưởng một thú vui mới mà
những năm sau này ông còn tiếp tục đam mê. Lần đầu tiên ông bước chân vào
sòng bạc, đặt tiền chơi và thắng ván đầu tiên cũng khá đủ tiền tậu một chiếc
Citroen 6 xi-lanh, máy rất khỏe. Đây là lần đầu tiên ông bỏ tiền túi, tiền được
bạc để mua sắm bởi vì trước đến nay chỉ cần Nhà vua tỏ bày ý muốn là thủ quỹ
triều đình xuất tiền quỹ ra thoả mãn nguyện vọng ngay. Lần này chiếc xe này là
của riêng ông khác với phần lớn tài sản khác là quà biếu hay tiền của triều đình
bỏ ra.
Nhưng thời gian trôi đi và cuộc chiến tranh có nguy cơ bùng nổ đến nơi mặc dù
Bảo Đại và Nam Phương đang say sưa hưởng thụ cuộc sống ở Pháp với các thú
vui giao tiếp và thể thao (chủ yếu Bảo Đại học lái máy bay) thì cũng đã đến lúc
phải quay về nước. Sau trận mã cầu cuối cùng ở Touquet(5), Nhà vua gấp rút
chuẩn bị về nước vừa đúng lúc trước khi chiến tranh thế giới bùng nổ. Phải lên
đường nhanh để khỏi bị mắc kẹt ở Paris.
Như báo chí nói, Nhà vua muốn trở về với thần dân để đem uy quyền của mình,
dù chẳng được bao nhiêu, phục vụ cho nước Pháp. Báo chí tiếp tục nhắc đến
trong cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 đã có hàng vạn thanh niên tòng chinh
và hy sinh cho nước Pháp. Một tờ báo viết (6): "Mai kia sẽ có hàng vạn người
An Nam chỉ một lời kêu gọi của Hoàng đế sẽ lại nô nức ra trận".
Cũng như lượt đi, lúc về bà Hoàng hậu Nam Phương lại đi tàu biển viễn dương
về nước. Lần này vì tình hình căng thẳng nên bà bỏ rất nhiều cuộc thăm thú lễ
tân tại nhiều nơi dừng chân như lúc đi. Cũng may là trời đã sang thu, sóng yên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.