BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 119

năm 1947, hai nghìn một trăm người Pháp bị giết hại trong đêm mồng 9 tháng 3
và những ngày sau đó. Quân lính thuộc địa đã chống cự hết sức mình. Trong
đêm 9 tháng 3 toàn bộ lính Pháp ở Hà Nội đều bị bắt làm tù binh cũng như ở
Lạng Sơn, tình hình còn bi thảm hơn. Gần bốn trăm lính Pháp bị chặt đầu bằng
kiếm. Số còn lại đều bị bắt hết.
Các sĩ quan buổi tối mồng 9 đã được mời đến ăn tối với các cấp chỉ huy tương
đương của Nhật. Tiệc rượu tan, lính Nhật yêu cầu khách hạ vũ khí và ra lệnh
cho quân lính dưới quyền phải đầu hàng. Sĩ quan Pháp từ chối. Họ bị chính
những người vừa ăn nhậu với họ ban nãy rút kiếm và dao găm xử tử ngay.
Trong đêm kinh hoàng đó, biết bao hành động tàn ác không thể giải thích được
không thể tha thứ được và nói chung đều không gặp sự kháng cự đáng kể nào
của người Pháp. Sự có mặt gần một thế kỷ của Pháp bị xoá sạch trong một dêm.
Những người trước đây coi thường sức mạnh người Nhật cho rằng họ không có
nhiều quân, nay lặng lẽ ngơ ngác ngồi trong nhà giam băng bó vết thương.
Không còn thời cơ nào để nghĩ đến các tranh giành ảnh hưởng với người Mỹ
hay các cuộc thanh trừng tiếp theo sự sụp đổ của chế độ Vichy. Người Nhật vừa
nhắc nhở họ rằng chiến tranh chưa phải là chấm dứt.
Còn đối với dân chúng người Việt, thì nếu không tỏ ra thù nghịch thì cũng là thờ
ơ, nếu không nói là hả hê trước tai hoạ của bọn thực dân. Bảo Đại sau này viết
hồi ký: Cái đầu Pháp bị cắt lìa khỏi cơ thể Việt Nam. Chỉ cần một đêm, nước An
Nam cổ xưa đã chuyển thành một nước Việt Nam mới(3).
Tại Paris cuộc đảo chính Nhật ở Đông Dương không được ai chú ý. Chính quốc
còn bận tâm nhiều chuyện khác. Tuy nhiên danh sách những kẻ bị hành hình
mùa xuân năm 1945 còn dài. Hiến binh Nhật, một loại Gestapo châu Á loại trừ
hết những phần tử đã ngăn cản công cuộc phòng vệ của Nhật Bản. Tại Huế chín
trăm tù binh bị tra tấn nhưng không ai cho biết thành phần và vũ khí trang bị
cho các nhóm chống Nhật được mệnh danh Ban Hành động.
Cục diện chiến tranh đã thay đổi. Những quan chức Pháp không còn. Duy chỉ
còn sĩ quan chỉ huy trong quân đội Nhật căn bản là căm ghét người da trắng. Họ
dùng thời gian ngắn ngủi còn lại trước khi bại trận đã thấy trước là không thể
tránh khỏi, để ủng hộ những người quốc gia Việt Nam. Nền thống trị của Pháp
bị quét sạch. Họ đã phải tìm người thay thế. Họ không có đủ sức hay đủ thời
gian để lập bộ máy thống trị mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.