BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 139

Calcutta đến nhảy dù xuống miền rừng núi phía tây Thừa Thiên cách Huế hai
mươi tám cây số vào ngày 22 tháng 8 năm 1945. Cầm đầu là đại uý
Castelnat(3), người bạn cũ, nguyên sĩ quan hầu cận của Bảo Đại. Sáu người
trong đội biệt kích được lệnh bằng mọi giá phải liên lạc được với Bảo Đại yêu
cầu ông hãy đừng vội thoái vị để chờ người Pháp trở lại.
Một nhân chứng, Elula Perrin, đã giải thích trong một cuốn sách được công bố
bốn mươi năm sau: "Những người Pháp mới ở chính quốc cho rằng những
người Pháp cũ ở Đông Dương là những kẻ đã cộng tác đắc lực với người Nhật.
Họ không tin những người này nên khi nhảy dù xuống vùng rừng núi đã tìm
cách liên lạc với những người dân bản xứ đã chiến đấu chống Nhật, tức là
những người cùng trong mặt trận chống phát-xít như họ, để hy vọng nhận được
sự ủng hộ
".
Đội biệt kích đã không đến được thành phố Huế. Vừa xuống đất họ đã bị Việt
Minh chặn đánh và bắt làm tù binh, cùng với vũ khí, điện đài và đầy đủ tài liệu
Họ đã đến quá chậm. Lực lượng cách mạng thấy cần phải tăng cường sức ép để
buộc Nhà vua thoái vị ngay để ngăn chặn hậu hoạ. Nhà vua cũng biết rằng mình
nhiều năm là công cụ ngoan ngoãn và trung thành của chính quyền bảo hộ nên
không được lòng nhân dân. Một mặt ông thấy khó mà cưỡng lại ý chí của nhân
dân, mặt khác tuy không muốn bị Pháp lợi dụng một lần nữa nhưng cũng không
đủ sức chống lại âm mưu dụ dỗ của chúng. Trong cảnh ngộ của ông lúc này, ông
chỉ vớt vát được đôi chút thể diện là nhanh chóng chấp nhận từ bỏ ngai vàng
trao ấn kiếm tượng trưng quân quyền cho Việt Minh và sẵn sàng cùng với nhân
dân ra sức giữ gìn nền độc lập.
Ngày 22 tháng 8, được tin Việt Minh đã chiếm chính quyền ở Hà Nội và nhiều
nơi khác trong nước Nhà vua vẫn hy vọng có thể giữ được ngôi báu bằng cách
giao cho Việt Minh lập nội các mới. Ông ban chiếu mời thủ lĩnh Việt Minh vào
Huế lập nội các(4). Ông không biết trước đó tại Hà Nội đã có cuộc tiếp xúc bí
mật giữa Khâm sai Bắc bộ Phan Kế Toại và cả Thủ tướng Trần Trọng Kim với
đại biểu Việt Minh, trong đó Việt Minh đã khước từ lời mời hợp tác mà kiên
quyết đòi chính phủ họ Trần từ chức, giao toàn bộ chính quyền cho Việt Minh.
Ngay tại Thừa Thiên, nhân dân đã hưởng ứng lời kêu gọi tổng khởi nghĩa của
Việt Minh, nổi dậy lập chính quyền cách mạng ở một số huyện trong tỉnh.
Đúng hôm sau, ngày 23 tháng 8, Việt Minh tỉnh Thừa Thiên (mang mật danh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.