không phải để đánh nhau. Quân tiến công đã chiến thắng, nhanh chóng đè bẹp
đối phương, bắn giết như đang thao diễn. Nhưng họ cũng chết không ít khi phải
xung phong lên các ngọn đồi xung quanh thành Huế, và các cồn cát ở cửa sông
Hương.
Nhưng lần này lính Bắc Phi phải dừng lại ở các cửa toà thành. Quân Pháp chiếm
được thành phố nhưng hoàng thành, hnh hồn của kinh đô Huế vẫn đứng vững.
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, tức là bốn năm sau, bên kia tường thành bịt kín và
các công sự phòng thủ (có tất cả hai mươi bốn công sự khiến cho các bức tường
bao quanh không còn vẻ đơn điệu) đầy quân lính, người Pháp tiếp tục uy hiếp.
Triều đình Huế đã nhận sự bảo hộ, bây giờ chỉ còn là thi hành những điều khoản
chủ yếu và không mềm mại chút nào. Quân đội từ Paris phái tới có một nghìn ba
trăm bảy mươi nhăm người do một tướng chỉ huy vừa mới đến, tên là De
Courcy. Một con người có nghị lực, thẳng và cả quyết.
Vừa mới được bổ nhiệm, nắm trọn quyền quân sự và dân sự, ông ta đến trình
quốc thư lên Nhà vua. Ông sẵn sàng dùng vũ lực để thực thi nhiệm vụ, thái độ
lạnh lùng, ngang ngược. Được một nghìn ba trăm người hộ tống ông cho là khá
mạnh để chứng tỏ dưới quyền của ông sự bảo hộ sẽ nặng nề và sẽ đụng đến mọi
lĩnh vực Ngoài ra ông còn có nhiệm vụ đập tan mọi ý chí đề kháng của triều
đình như một người dưới quyền ông đã viết: "Đây là ổ mánh khóe và âm mưu
chống lại nước Pháp. Đây là một điểm nhạy cảm phải đánh chiếm và để làm
việc này cần phải làm chủ hoàng thành đang che chở triều đình". Viên Khâm sứ
cũ đã được giao cùng một nhiệm vụ này nhưng quá nhu nhược và có thái độ hoà
giải nên đã bị triệu hồi về Pháp.