đánh tơi tả. Nhờ lửa cháy ngùn ngụt giữa trận tiền, Nhà vua một lần nữa lại chạy
thoát. Lần này không còn kiệu có lính khiêng vác nữa. Vua phải chạy bộ nhiều
ngày trong rừng trước khi đuổi kịp cánh tàn quân đi sau. Người Pháp không còn
uy hiếp mạnh như trước. Ở chính quốc, chiến tranh kéo dài nên mất sự ủng hộ
của nhân dân. Một số quân đội đưa sang lại lần nữa chống lại lệnh truy kích.
Cuối cùng nhờ một tên quan hầu rất gần gũi vua phản bội đi báo cho Pháp chỗ
vua trú ẩn. Thế là quân Pháp xông vào bắt sống. Sự kiện này diễn ra ba năm sau
khi thất thủ kinh thành Huế tại một vùng người Mường gần biên giới với Lào.
Quan phụ chính Tôn Thất Thuyết lâu nay vẫn luôn luôn đi sát vua nay thấy
không bảo vệ được vua đã trốn được sang Trung Quốc.
Làm gì với Nhà vua đã bị bắt? Lại đưa lên ngai vàng hay bắt phải thoái vị? Các
nhà đương cục thuộc địa không phải suy nghĩ nhiều. Chỉ mấy ngày sau khi
chiếm được thành Huế, người Pháp đã tự ý lập người anh cả của vua Hàm Nghi
là Đồng Khánh lên làm vua, bất chấp thông lệ là nếu không do Hội đồng hoàng
gia tiến cử thì phải hỏi ý kiến đình thần trước khi lập vua mới. Tuy nhiên cũng
có một bộ phận đình thần đứng đầu là Hoàng Thái hậu Từ Dũ và quan phụ
chính thứ hai Nguyễn Văn Tường mới về hàng Pháp, ủng hộ. Một sự khuất phục
hoàn toàn. Vị tân Hoàng đế Đồng Khánh thậm chí còn đi đến ban huân chương
cho lính Pháp đã tấn công đánh chiếm hoàng thành. Còn Hàm Nghi? Đi đày là
xong? Tận Algérie.
Từ nay chính quyền bảo hộ muốn làm gì tuỳ ý, muốn lập ai làm vua cũng được.
Thế là người Pháp hoàn toàn quyết định thay cả Trời. Vào cuối thế kỷ, Trời hay
còn gọi là Thượng đế, ở xứ An Nam là chính quyền bảo hộ.
Tại Paris, Jules Ferry làm thủ tướng chính phủ. Tại Nghị viện đa số nghị viên
thuộc phái thuộc địa làm mưa làm gió. Cuộc chinh phục trong đó có việc chiếm
kinh thành Huế là hành động chung cục được bênh vực với đầy đủ lý do. Nào là
bảo vệ các nhà truyền giáo bị hành hạ, nào là ủng hộ các nhà buôn bị nhà đương
cục địa phương làm khó dễ, nào là để được tự do thông thương, tàu binh và
quân đội Pháp được tự do đi lại. Và cũng là - đây là điều ở chính quốc người ta
bám vào và khoe khoang - nhiệm vụ khai hoá các nước lạc hậu chưa biết văn
minh là gì. Jules Ferry tin tưởng vững chắc như đinh đóng cột vào nhiệm vụ
này. Với cuộc cải cách giáo dục, đó là nhiệm vụ của chính ông, là mục đích tối
thượng. Cũng vì mục đích đó, mà chỉ sau mấy ngày chiếm thành Huế, trong lúc