BẢO ĐẠI, HAY LÀ NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC AN NAM - Trang 69

Trong những năm 1900, đúng một thế kỷ sau, thanh niên Tây học ở Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ hăng hái tìm đọc Voltaire, Diderot, Montesquieu được gọi
theo phiên âm Hán - Việt là thầy Mạnh (Mạnh Đức Tư Cưu), thầy Lư (Lư
Thoa). Có hai nước Pháp. Những người theo chủ nghĩa quốc gia - dân tộc căm
ghét thực dân nhưng lại ca tụng nước Pháp cách mạng năm 1789 của phái bách
khoa và những chiến luỹ đường phố.
Mặc dù vậy, trong ba mươi mốt năm không còn ai nói đến hoặc nói rất ít đến
kinh thành Huế. Tuy vậy năm 1906, một năm sau chiến thắng Lữ Thuận (Port-
Arthur), quân đội đất nước Mặt trời mọc đã đánh bại quân đội Nga hoàng, một
hoàng thân hậu duệ trực hệ với Vua khai sáng triều Nguyễn, tức Kỳ ngoại hầu
Cường Để hướng về nước Nhật duy tân. Có lẽ phải đi học những người anh em
da vàng, cùng chung một nền văn hoá Hán để xem họ đã đánh đuổi người
phương Tây như thế nào, đã canh tân xứ sở để có khoa học và tổ chức thành
cường quốc. Hơn nữa họ lại mở rộng vòng tay đón những người có tư tưởng
quốc gia đến Nhật tiếp thu bài học đó để có thể một ngày kia đánh đuổi người
Pháp. Hoàng thân Cường Để và một một nhóm nhà cách mạng thuộc phái cựu
nho đến Đông Kinh (Tokyo), thủ đô nước Nhật, chuẩn bị một cuộc khởi nghĩa
giành độc lập dân tộc đi theo chế độ quân chủ lập hiến trong khi ở nhiều nơi
trong nước hàng trăm hội kín truyền bá các khẩu hiệu đánh Pháp và khuấy động
vùng quê. Nhiều sư sãi, phù thuỷ, những người được coi là yêu nước gắn bó với
giá trị cổ xưa gia nhập hội kín chuẩn bị vùng dậy. Một thủ lĩnh thực tế là một sĩ
phu được nhà cầm quyền Pháp đánh giá là "tên cướp đường dài" đã làm chủ một
vùng lãnh thổ nhỏ bé và dùng làm điểm tựa cho những người hoạt động ở Nhật
về.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.