Ầm! Ầm! Ầm!
Cánh cửa kim loại nặng nề bỗng nhiên bị người ở bên ngoài gõ mạnh vài
cái. Đỗ Vân Hiên cùng Cổ Sách đồng thời an tĩnh lại, Cổ Sách đứng lên,
kéo anh ra phía sau, tay cầm chặt súng.
“Sách ca! Anh có ở bên trong không?” Lâm Dũng ở bên ngoài gào lên.
Cửa lớn mở ra, ánh sáng đột ngột chiếu vào, Đỗ Vân Hiên thấy mắt mình
loá đi vì một trận sáng trắng.
“Chúng ta ra ngoài trước, đừng để kho lạnh làm bị cảm.” Bên tai, truyền
đến tiếng thì thầm ái muội của Cổ Sách, “Tối nay, em có thể lập một quy củ
cho tôi…..”
Phiên ngoại hoàn.
—-
Đả xà tuỳ côn thượng*:Đả xà tuỳ côn thượng – Đánh rắn tuỳ gậy: Câu
này không phải do danh nhân nào ghi chép lại, mà chỉ mà một câu thoại
được lưu truyền trong dân gian dạy về cách đánh rắn ở vùng Lĩnh Nam.
Phía nam có nhiều thứ dịch bệnh và vật độc hại, thường xuyên có rắn rết
độc trùng và chuột bọ. Roi trúc mềm, côn cứng. Loài rắn có sở trường quấn
quanh những vật cứng, nếu vụt gậy xuống không đánh trúng ngay điểm yếu
của rắn có thể sẽ bị rắn vặn thân, nhe nanh, cắn lại người đánh rắn. Vậy nên
phàm là người đánh rắn sẽ không bao giờ dùng côn mà dùng roi trúc để
đánh rắn.
“Đả xà tuỳ côn” kỳ thực là “Mộc côn đánh rắn, rắn tuỳ loại gậy”.
Câu này ngụ ý con người có thể xem xét thời cơ, thuận theo thời thế tình
hình mà làm, để đạt được lợi ích lớn. Lấy câu “Đả xà tuỳ côn thượng” để
sánh với tranh đấu chốn nhân gian để ám chỉ: Kẻ bị công kích giỏi về cách