BÃO TÁP CUNG ĐÌNH - Trang 12

nhất là phái Thiền Trúc Lâm.
Nghĩ về phương lược hòa bình của Trần Nhân tông đối với Champa, sau
hai cuộc đại thắng giặc Nguyên - Mông 1284 - 1285; 1287 - 1288. Và mối
nhân duyên giữa vua Champa Indrvarman III với công chúa Huyền Trân
con gái út của ngài, sau gần một năm nhà vua qua thăm Chiêm Thành và
điều đình tác hợp. Tôi liền làm một cuộc khảo sát văn hóa - phong tục
Champa dọc theo ven biển miền Trung, bắt đầu từ Huế và kết thúc ở Bình
Thuận. Qua khảo sát điền dã, kết hợp với các nguồn sử liệu, kể cả huyền
thoại, cả những nơi thờ tự hai vị của hai dân tộc Việt - Chăm; lúc về, tôi
viết Huyền Trân công chúa.
Nhà xuất bản Thuận Hóa đón nhận bản thảo rất hào hứng, và đưa ngay vào
Sài Gòn in luôn 50.000 bản. Số lượng sách sau đó hai tháng đã bán hết.
Nhà xuất bản Thuận Hóa đưa về Huế in nối bản 20.000 cuốn nữa mới có
sách đưa ra phía Bắc.
Chính sự tiếp nhận của bạn đọc đối với tiểu thuyết lịch sử, là sự khích lệ
đáng trân trọng khiến tôi lao vào viết tiếp.
Tức là viết cuốn “Bão táp cung đình”. Đây là thời kỳ chuyển chính quyền
từ Lý sang Trần, và nhà Trần đi vào công cuộc hồi sinh đất nước,để chuẩn
bị đối phó với quân Mông Cổ đang tràn sang xâm lược Trung Hoa, và
chúng lâm le tiến vào Đại Việt.
Tôi thường suy ngẫm về vai trò của nhà chiến lược thiên tài Trần Thủ Độ.
Thế nhưng qua sử sách các đời, vẫn coi ông là kẻ tàn bạo, lộng hành và bất
trung. Càng nghiền ngẫm, tôi càng thấy không thể đồng tình với các nhà sử
gia trung đại. Mặt khác, tôi cũng chờ đợi các nhà lịch sử đương đại phán
xét. Nhưng tuyệt nhiên không có một cuộc hội thảo nào, về vai trò của Trần
Thủ Độ với vương nghiệp nhà Trần (cho tới trước 1993). Còn với các cuốn
sử được viết lại thời nay, tuy không phê phán nặng hơn các sử gia thời
trước, song cũng chưa có một đánh giá khả dĩ về nhân vật lịch sử này.
Tôi nghĩ, Trần Thủ Độ đối với nhà Lý tựa như Mạc Đăng Dung đối với nhà
Lê. Bởi tới thời điểm lịch sử ấy, hai nhà Lý và Lê đều đã suy đồi tới cực
điểm. Song với quan điểm cố chấp, nếu không nói là ngu trung của các sử
gia phong kiến, nên đã coi hai nhân vật lịch sử tầm cỡ này như là giặc của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.