tôi).
- Và một trường phái khác cũng khá phổ biến, tức là dựa vào sự thật lịch
sử, truyền thuyết lịch sử nhưng viết theo nhãn quan chính trị chính thống
của thời đại tác giả. Tác phẩm được xem như có 40% sự thật và 60% hư
cấu. Đó là trường hợp tiểu thuyết “Tam quốc chí” của La Quán Trung, được
Mao Tôn Cương nhuận sắc theo cùng quan điểm.
- Một trường phái khác là dựa vào các sự thật lịch sử, sự kiện lịch sử rồi
làm biến dạng nó đi một cách tự nhiên chủ nghĩa. Các nhân vật được đẩy
lên hàng thần thánh hoặc tụt xuống hàng ma quái, yêu nghiệt. Và để cho
hấp dẫn, các nhân vật được “chưởng hóa”. Loại tiểu thuyết này có tên là dã
sử. Các tiểu thuyết đường rừng của nhà văn Lan Khai thuộc loại đó.
Ở Trung Quốc tiểu thuyết dã sử khá phát triển ví như “Phong Thần”, “Bí
mật mả Tào Tháo”, “Mả Khổng Minh”, và hàng loạt tiểu thuyết “Chinh
đông”, “Chinh tây” v.v…
- Còn một loại nữa, tuy không đủ sức trở thành trường phái nhưng đã thấy
xuất hiện ở nước ta.
Đó là thể loại “Kể chuyện lịch sử”. Trong đó tác giả kể về các nhân vật và
các chiến công của họ. Loại truyện này thường từ 30 trang tới 100 trang
hoặc 200 trang, gồm nhiều mẩu ghép lại. Về dung lượng cũng như sức
dựng truyện, dựng nhân vật chưa đạt tới trình độ tiểu thuyết. Và nó cũng
không phát triển được.
Hiện nay loại hình hồi ký và tiểu thuyết lịch sử đang phát triển mạnh trên
thế giới, nhất là phương Tây. Như nước Anh chẳng hạn, năm 1993 đã có
hơn 1.200 đầu sách văn học viết về lịch sử được xuất bản. Riêng thi hào
Byron có 300 đầu sách viết về ông.
Nước láng giềng của ta như Trung Quốc, đang ào ạt dựng phim theo tiểu
thuyết lịch sử, và hàng loạt các hồi ký của các nhân vật tai mắt của thời đại,
đã ra mắt công chúng.
Nhân dân có quyền được thông tin, kể cả thông tin về lịch sử. Đáng tiếc, về
mặt này chúng ta làm được quá ít.
Còn một số câu hỏi mang tính bếp núc của nghề văn, như làm thế nào để
biết phong tục, tập quán, y phục, ngôn ngữ… thời Trần. Đây là một vấn đề