Mà đã tróc được đôïc, thì cơ thể không khỏi mỏi mệt. Tôi toát hết cả mồ
hôi, lạnh buốt cả xương sống sau mỗi điều tiên sinh nói. Nếu không có tiên
sinh là người sáng suốt và thẳng thắn vạch cho, tôi vẫn cứ ngỡ rằng mình
thập phần hoàn hảo. Bẩm tiên sinh, về bảy điều thiện đức mà tiên sinh chỉ
ra, tôi cũng lờ mờ cảm thấy như mình có cả. Còn như bảy điều bất thiện, thì
lần đầu tiên nhờ có tiên sinh tôi mới nhận thấy. Và xét các việc đã làm, quả
tôi còn nhiều điều dở quá. Dở quá. Từ nay tiên sinh không những là thầy
tôi, mà tôi còn thờ tiên sinh như một bậc quốc phụ. Xin cam kết với tiên
sinh, tôi quyết đổi lỗi chứ không đổi dạ thờ tiên sinh. Mong tiên sinh chỉ
giáo, nếu chẳng may có một điều nào trong bảy điều trên, nó trở thành cố
tật rồi thì có hại gì cho sự nghiệp không?
- Những điều bất thiện kia ai mà chẳng có. Nhưng ở người thường, nó
không tác hại nhiều lắm. Còn như ở người cầm cân nảy mực quốc gia, chỉ
cần một trong bảy điều trên được bành trướng ra như một thế lực, cũng đủ
tiêu tan cả nghiệp lớn.
- Nhỡn quan hẹp ư? Nhìn sao thấu được thiên hạ. Biết trong nước thế nào,
ngoài nước thế nào để sắp đặt then máy quốc gia?
- Tri thức hẹp ư? Sao có thể ngồi trên được kẻ sĩ?
- Hẹp lượng bao dung ư? Sao có thể ôm trùm được thiên hạ.
- Chưa thật bụng tin người ư? Còn ai dám tận tâm làm việc lớn?
- Nặng bè đảng ư? Làm sao mà cố kết được toàn dân?
- Tàn bạo ư? Kẻ sĩ quay mặt, người hiền bỏ đi.
- Không thương dân sao? Dân sẽ rủ nhau làm loạn.
Nghe Hoàng tiên sinh nói, Trần Thủ Độ như người ngủ mê chợt tỉnh. Oâng
tiếp lời:
- Bẩm tiên sinh, nhờ tiên sinh tận tâm chỉ bảo, tôi như người mù vừa thấy
lại mặt trời. Mong tiên sinh từ nay đừng coi tôi như một bậc tể thần, mà hãy
coi tôi như một lũ “ấu ấu tu tri” để dạy dỗ.
Hoàng tiên sinh gật gật, ông lại đưa tay lên vuốt nhẹ chòm râu. Ông vuốt
như thế mãi một lúc lâu, cứ như là ông đang kéo dài, dài mãi những sợi râu
để biến nó thành những sợi tơ trời. Bất chợt ông lại nói:
- Cái khó không phải là con người ta còn làm điều bất thiện, mà khó là ở