chi phối, chứ thực quả tôi cũng không có làm gì hơn một tên “phu chữ”.
Tôi xin được phép không đi vào giải đáp lần lượt từng câu hỏi một, mà chỉ
xin bày tỏ đôi điều. Và tin chắc sẽ không làm hài lòng tất thảy quý vị độc
giả.
Xin thưa, khi đã viết được văn in báo, in sách, thậm chí tới 5 - 6 đầu sách,
tôi vẫn chưa dám nghĩ tới việc viết tiểu thuyết lịch sử. Mặt dù tuổi thơ tôi
rất hiếu đọc, đặc biệt là các loại tiểu thuyết lịch sử của cả trong nước và
ngoài nước. Các truyện nôm khuyết danh tôi không bỏ cuốn nào, và thuộc
khá nhiều. Loại truyện danh nhân văn hóa, hoặc tiểu sử các nhà khoa học
cũng nằm trong sưu tập của tôi.
Khi lớn lên, tôi tìm đến các bộ lịch sử như: “Đại Việt thông sử” của Lê Quý
Đôn, “Việt sử tiêu án” của Ngô Thời Sỹ, “Lịch triều hiến chương” của
Phan Huy Chú, “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, “Đại Việt sử ký
toàn thư” của Ngô Sỹ Liên v.v…
Đọc chính sử đối chiếu với các tiểu thuyết lịch sử của các nhà từ “Hoàng
Lê nhất thống chí” của văn phái họ Ngô, tiếp đến các nhà văn cận hiện đại
như Nguyễn Triệu Luật, Ngô Tất Tố, Phan Trần Chúc, Lan Khai, Trúc Khê
Ngô Vân Triện, Đào Trinh Nhất, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Thanh Mại và
sau này là Chu Thiên, Nguyên Hồng, Hoàng Yến, Quỳnh Cư, Thái Vũ,
Hoài Anh…
Dường như đây là tất cả các tác giả ít nhiều có viết truyện lịch sử của nước
ta, kể từ “Hoàng Lê nhất thống chí” ra đời từ cuối thế kỷ 18 tới nay. Con số
người viết thể loại này thật quá ít ỏi.
Khát vọng của tôi là muốn mở to đôi mắt nhìn vào quá khứ, thấy được
những điều kỳ diệu, và cả những khổ đau xưa cha ông ta đã tạo dựng và
nếm trải. Nhưng quá khứ luôn được phủ bởi một lớp sương khói khi thì dày
đặc đến mịt mờ, khi thì bảng lảng khiến tôi có thể nhận diện được lịch sử.
Và vì vậy, ước vọng của tôi cứ mãi mãi lùi xa.
Có một lần tôi thử làm một nhận xét sau khi đọc hầu như tất cả các tác
phẩm tiểu thuyết lịch sử của các nhà. Tôi giật mình nhận thấy, tại sao trải
qua các triều đại huy hoàng như Lý - Trần - Lê, mà vẫn chưa có được một
bộ tiểu thuyết nào khả dĩ như “Tam quốc”, “Thủy hử”, “Pi-e đại đế”, “Ba