đi sống lại, ở trong rương nhảy tót rạ, xách giày đập bậy, đụng ai đập nấy,
nói xàm như điên. Bọn người đi báo tin đỗ trạng thấy kẻ đó mặt mày máu
nhuộm, tóc tai rối bù, nói năng lảm nhảm, cho là người điên nên bỏ đi
thẳng. Còn Trọng Võ thời nghêu ngao nơi đường sá, ăn bậy nói xàm, may
gặp Bạch Hùng. Bạch Hùng chạy riết về nhà cõng Kim Ca, khi tới nơi,
người điên khi nãy đâu mất, không biết liệu làm sao, lại cõng về. Về nhà
hỏi kỹ Kim Ca xem nơi trọ của cha mẹ nó mướn ở chỗ nào, bèn lặn lội vào.
kinh tìm kiếm. Đường xa hơn bốn chục dặm, tưởng tới nơi là gặp chị và
anh, ai dè chẳng thấy, cửa khóa then gài, đành ôm sầu nuốt thảm mà trở lại.
Đi bơ vơ ở chợ nghe người nói: "Tân Trạng nguyên là Phạm Trọng Võ, bỏ
chỗ ở đi đâu mất, tìm mãi chưa gặp". Bạch Hùng nghe vậy hơi yên lòng, vì
nếu Trọng Võ mà thi đậu thời có người tìm kiếm, bất tất phải bận lòng lo,
nên quay trở về.
Ngày mà Bạch Hùng đi tìm Trọng Võ đó, có lắm chuyện rắc rối xảy ra.
Nguyên tại đường Cổ Lầu trong thành có một xưởng cây tên là Hưng Long
của hai anh em người ở Sơn Tây là Khuất Thân và Khuất Lương. Khuất
Thân hay uống rượu say sưa nên thiên hạ đều gọi là Khuất hồ tử, còn Khuất
Lương là người tử tế lanh lợi nên xưởng cây nhờ đó mà được khá giả.
Ngày kia Khuất Thân nói với em rằng: "Ta nghe bên trại cây phía nam núi
Vạn Toàn, mới chở cây về nhiều lắm, vậy ta tính qua trả giá mua ít nhiều,
em nhắm có được hay không?". Khuất Lương đáp: "Anh lo lắng như vậy là
tốt”. Nói rồi vào trong lấy ra bốn trăm lượng bạc đưa cho Khuất Thân và
sai gia đinh dắt ra một con lừa trắng cho anh cưỡi. Con lừa ấy tính hay
nhập bầy, khi đi đường một mình thời đi dở lắm. Hễ có bóng lừa khác đi
trước thời hoang mang chạy theo rất giỏi. Khuất thân lĩnh bạc cỡi lừa nhắm
trại cây mé nam núi Vạn Toàn đi tới. Khi ra mắt, chủ trại tính toán giá cả
không xong, chẳng bằng lòng mua. Song thường thói con buôn hay chiêu
mối hàng, nên bày tiệc rượu đãi Khuất Thân rất hậu. Khuất thân bị tiệc
rượu ấy, cù cưa cù nhằm tới tối mới kiếu ra về. Vừa đi ngang một chỗ kia,
lừa bỗng dở chứng, co đầu, rùng cổ, nhảy đá lăng xăng, Khuất Thân biết ở
trước chắc có lừa khác, liền nới cương chạy tới, quả thấy trong bụi đầu kia
có một con lừa đen rất tốt, yên lạc còn đủ. (Nguyên lừa ấy của Phạm Trọng