Quang, ai dè Ngọc Đường không còn ở đó nữa. Lư Phương về chỗ trọ, sai
bạn đương đem hành lý vào ở tại phủ Khai Phong, nên trong phủ được
thêm ba nghĩa sĩ nữa. Mới chia ra hai bọn để dò phòng việc đề thơ trong
đền Trung Liệt và giết Quách An. Ban ngày bốn người, Vương, Mã,
Trương, Triệu, ban đêm Lư Phương, Tử Khánh, Tưởng Bình và Triển
Chiêu thám thính.
Một ngày kia nhân lúc vô sự, Triệu Hổ giả dạng khách đi đường dạo chơi
ngoài thành, đi một đỗi bụng đói như cào, liền vào quán ở đầu làng ăn lót
lòng. Khi ngồi ăn thấy bàn bên cạnh có một ông già, bộ ở nhà quê, mặt mày
buồn xo thỉnh thoảng đưa mắt dòm lén. Triệu Hổ bèn hỏi rằng: "Ông lão
dòm tôi có ý gì?". Ông già đáp: "Nhân vì bụng đói lắm, thấy khách quan
vào uống rượu mà thèm nhưng túi không tiền, chứ có dòm lén chi đâu”.
Triệu Hổ nói: "Vậy có ngại gì, ông cứ qua ngồi chung với tôi một bàn ăn
uống chơi". Ông già nghe mời cả mừng đi lại ngồi ăn chung với Triệu Hổ.
Ông già ấy vừa ngồi ăn, vừa sa giọt lụy, Triệu Hổ, ngó thấy hỏi rằng: "Ông
đã nói đói thời tôi cho ăn, sao lại còn khóc là cớ gì?" Ông già đáp: "Vì tôi
có chút tâm sự nên tủi lòng mà khóc". Triệu Hổ hỏi: "Vậy ông tên họ là
chi?". Ông già đáp: "Nào dám giấu nhưng nói càng khổ tâm mà thôi, giấu
cũng thiệt phận. Vậy xin khách quan nghe nỗi nguy khốn của tôi! Tôi họ
Triệu tên Khánh làm thừa sai huyện Nhân Hòa. Một lần Bao công tử thứ ba
qua Thái Nguyên dâng hương, ngài cố ý đi vòng ngã Tô Châu, một là dạo
xem phong cảnh, hai là bóc lột tiền bạc của châu huyện, cho nên quan
huyện sai tôi đặc biệt ở công quán khoản đãi ngài. Ai dè khi ngài đến, chê
công quán dơ dáy chật hẹp, tiệc rượu hèn hạ sơ sài, đã không nhận, lại còn
bắt quan huyện tôi nộp ba trăm lượng bạc. Trời ôi! Quan huyện tôi thanh
liêm rất mực, tiền bạc đâu có mà dâng, vì vậy mà ngài nóng giận, bắt tôi
treo sau ngựa, khốn khổ quá tôi lén trốn, tính vào kinh tìm bà con mà
nương nhờ, ai dè không gặp, bây giờ biết đi đâu cho được, con nước ở
không yên, áo quần không có, cơm nước cũng không, cái họa đói rách
không thể khỏi chết". Nói rồi bưng mặt khóc rống lên. Triệu Hổ nói: "Vậy
thời ông nên viết một tờ trạng, đội lên thượng ti, kêu oan sự bị hiếp bức này
“.