này có thể đánh đổ được Bao Công rồi". Liền kêu Triệu Khánh vào thư
phòng gạn hỏi nguyên do rồi bàn tính cùng nhau làm một tờ tấu cho
nghiêm khắc.
Ngày sau, Nhân Tôn ra chầu, Bàng Thái sư dâng tờ tấu lên, vua xem xong,
triệu Bao Công lên điện hỏi rằng: "Khanh có cả thảy được mấy đứa cháu?".
Bao Công tâu: "Tâu bệ hạ, hạ thần chỉ có ba đứa cháu, hai đứa lớn lo bề
ruộng nương, còn đứa nhỏ thời đi học". Nhân Tôn hỏi: "Đứa đi học đó tên
gì?". Bao Công tâu: "Tâu bệ hạ, nó tên là Bao Thế Vinh". Nhân Tôn lại hỏi:
"Khanh có biết mặt chúng nó hết không?". Bao Công tâu rằng: "Tâu bệ hạ,
từ lúc hạ thần tựu chức tới nay, chưa có về quê lúc nào, chỉ có đứa lớn vào
kinh đôi khi, hạ thần được biết, còn hai đứa kia thời chẳng biết mặt.
Nhân tôn nghe tâu gật đầu, đưa tờ tấu cho Bao Công xem. Bao Công xem
xong, quỳ xuống chịu tội rằng: "Hạ thần không phép tề gia, nên cháu làm
điều phi pháp, cúi xin Thánh thượng mở lượng hải hà, xử đoán lẽ nào, hạ
thần muôn nhờ đức cả". Nhân Tôn phán: "Khanh hãy bình thân, vì khanh
bận lo việc nước, không sửa được nhà, vậy trẫm cũng dung thứ cho, bao
giờ bắt được tên Thế Vinh, trẫm sẽ định liệu. Vua phán xong, liền truyền
chỉ cho các châu, quận tầm nã tên Bao Thế Vinh giải về kinh.
Công văn gửi ra mau như chớp, lẹ như tên, chưa bao lâu mà Bao Công tử
đã bị giải về kinh. Vừa tới cửa thành, có một người cưỡi ngựa chạy tới như
bay, thưa với quan công sai ấy rằng: "Tôi là Bao Hưng, sai nhân của Bao
Thừa tướng, xin tới ra mắt Tam Công tử có chút tư sự". Công sai nghe nói
sai nhân của Thừa tướng, cũng vị tình cho hai bên gặp nhau, chuyện vãn thì
thầm giây lâu rồi Bao Hưng từ tạ, giục ngựa chạy về như bay. Bao Công sai
giải Bao công tử vào Đại lý ti chờ thánh chỉ. Nào hay Bàng Kiết quyết hại
cho được Bao Công, nên đã tâu với Thiên tử xin giao vụ ấy cho Tam
Đường là Đại lý ti, Binh mã ti và Đô sát viện hội xử, vì quan lý ti đứng đầu
Binh mã ti là Tôn Vinh, quan đứng đầu Đô sát viện là Lục Thiên Thành,
đều là tay tâm phúc của Bàng Kiết thì Văn Ngạn Bác không thể gì cứu gỡ
nổi.
Tôn Vinh và Lục Thiên Thành được lệnh, liền tới viện Đại lý. Văn Ngạn