gian về tài dò xét, võ nghệ tuyệt luân, đến đi đúng lúc, khi nhẫn nại kiên trì,
lúc bôn tẩu thần tốc, xuất quỉ nhập thần của giàn hảo hán dưới trướng của
Bao Thanh Thiên... Tuy Thất hiệp ngũ nghĩa không được liệt vào hạng sách
văn chương cực hay của Trung Quốc như Thủy Hử, Tam Quốc, nhưng nó
cũng có một vị trí nhất định, đặc biệt nó được rất đông người đọc từ thế hệ
này sang thế hệ khác say sưa đọc. Có người cho Thất hiệp ngũ nghĩa là tiền
thân của truyện kiếm hiệp Trung Hoa... Cũng là một lý... Nhưng thật ra
Thất hiệp ngũ nghĩa đề cao hảo hán, đại hiệp không phải như lời bịa ra vô
lối về các miếng võ, miếng chưởng sau này, mà chính là đề cao lòng khẳng
khái, phóng khoáng, thích diệt ác, trừ gian, cứu người hiền đức, lương dân
bị lâm vào những bước đường cùng oan uổng...
Thông thường hảo hán, nghĩa hiệp hay sống ở ngoài vòng pháp luật, và họ
thường có thứ luật giang hồ riêng. Nhưng ở trong Thất hiệp ngũ nghĩa này,
chính họ lại cộng tác đắc lực với Bao Thanh Thiên (đại diện cho Vương
Triều Tống), bởi ông và họ cùng một mục đích: đấu tranh cho công lý, cho
thiện thắng ác... Mà điều đó, người viết Thất hiệp ngũ nghĩa đã nói rõ ở
những trang cuối cùng tập sách của mình: "Phàm kẻ hiệp khách nghĩa sĩ,
thường hành động khác nhau ví như Thẩm Trọng Nguyên thời thật là khó.
Tự mình đã chịu cái danh giúp giặc làm càn. Trước mặt Trương Dương
Vương, Trọng Nguyên vẫn phải giả phụ họa theo chúng, chứ không hề bàn
mưu định kế gì, lại dùng cái thông minh của mình để dò xét nội tình chúng.
Đến như Bắc Hiệp (Âu Dương Xuân) và Nam Hiệp (Triển Chiêu) kia, đi
đến đâu cứu khổ phò nguy, ai chẳng gọi là nghĩa hiệp thế mà sánh với
Trọng Nguyên lại dễ dàng hơn, không thể bì kịp. Vì Trọng Nguyên thì phải
tùy cơ ứng biến, quỷ trí đa đoan, đến lúc việc đã xong, rồi mới được vào
hàng nghĩa hiệp. Thế chẳng phải là việc khó khăn hay sao?".
Vậy ra hảo hán cũng có những người phải náu mình làm việc nghĩa âm
thầm!
Bởi vì, họ đều cùng một mong ước xã hội công bằng, pháp luật nghiêm